1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.
2.2.3. Giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật
Do lịch sử để lại, cả trong quá khứ lâu dài của dân tộc và đặc biệt trong 30 năm chiến tranh khốc liệt, con người phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt, không bình thường nhất, nên cho đến nay, nhìn chung, chúng ta chưa có được những thế hệ người phát triển toàn diện. “Sự thiếu hụt, phiến diện và què quặt trong sự phát triển nhân cách là một hạn chế lớn của chúng ta” [14, tr. 13] .
Chính vì vậy, bằng sự đổi mới sâu sắc nội dung và phương thức giáo dục phải kiên trì khắc phục sự thiếu hụt, sự phiến diện, sự què quặt trong nhân cách con người. Giáo dục chính trị gắn với giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tình cảm gắn với giáo dục trí tuệ để tạo nên sự hài hòa giữa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tâm hồn, cảm xúc; giáo dục sự phát triển mạnh của nhân cách cá nhân, tính tích cực cá nhân với giáo dục khả năng biết xử lý hài hòa giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, do sự đầu tư cho giáo dục chưa thích đáng nên đời sống văn hoá tinh thần của SV còn nhiều bất cập: 40% các trường ĐH, CĐ có được cảnh quan và thiết chế văn hoá
vào loại khá trở lên; kí túc xá chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của SV hệ chính quy (20%). SV phải trọ nhà dân “thoát ly hoàn toàn sự quản lý của nhà trường, chịu sự tác động phức tạp của môi trường xã hội nơi cư trú, và có nơi, chính lực lượng này lại là nhân tố tác động xấu đến môi trường văn hoá trên địa bàn ấy” [17]. Không ít SV có nhu cầu văn hoá lệch lạc, sự hiểu biết nông cạn, chưa có được một phông văn hoá cần thiết. Kết quả khảo sát do Viện Khoa học xã hội và TƯ Đoàn TNCS HCM cho thấy chỉ khoảng 30% số SV tích cực học tập và tham gia vào các hoạt động tập thể. Trong khi đó một số lượng lớn không chịu học hành chỉ lo xin điểm, quay cóp. Một bộ phận SV có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, ích kỉ, chỉ quan tâm đến quyền lợi cá nhân mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng, thậm chí đánh mất lòng nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khoảng 10% SV tỏ ra hứng thú với những hoạt động vui chơi giải trí hưởng thụ và thể hiện lối sống tiêu dùng hiện đại, sành điệu [44].
Sự khó khăn về đời sống cùng với sự thiếu hiểu biết đã biến SV thành những kẻ “hồn nhiên” phạm luật. Những năm gần đây, số vụ SV phạm pháp hoặc kỷ luật mỗi năm một tăng. Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD & ĐT, giai đoạn từ năm 2003-2007, số SV phạm tội hình sự là 27 SV, bị bắt giữ liên quan đến vụ việc khác là 77 SV, 126 SV bị buộc thôi học và 2.533 SV vi phạm qui chế nhà trường. Chính vì vậy việc đưa pháp luật vào cuộc sống, thực hiện thường xuyên tạo thành kỷ cương có vai trò quan trọng đối với toàn xã hội, trong đó có SV. “Giáo dục pháp luật không thể tách rời công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức” [26, tr. 157]. Cùng với việc đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành giáo dục lên một tầm cao mới (chỉ thị số 45/2007/CT - Bộ GD & ĐT), báo chí góp phần quan trọng trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản giúp SV có thể sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
Đây là mảng đề tài rộng lớn, các báo được khảo sát đã chuyển tải nhiều nội dung phong phú, chủ yếu về điều kiện sống, học tập, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật của SV hiện nay.
72