Chuyên luận

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 106)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.3.1.4. Chuyên luận

Là một thể loại của chính luận báo chí: “Nó tham gia bàn luận một cách có hệ thống, chuyên sâu hơn những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống”.

106

dung lượng từ 500 đến 700 chữ đủ để bạn đọc ghi nhớ và ấn tượng với vấn đề tác giả đề cập. Với lý lẽ rõ ràng để khẳng định vấn đề đó như thế nào. Ví dụ: “Một chủ trương tốt bị lạm dụng” số 281 (23/11/2007). Phần kết bài, tác giả có lời khuyên mang tính định hướng: “Sinh viên vốn là những trí thức trẻ, có hiểu biết và có sĩ diện. Mong sao các bạn hãy đừng biến một chủ trương nhân văn thành một cơ hội vay tiền vào những mục đích ngoài học tập. Lạm dụng chủ trương khi mình không

“nghèo” sẽ là một sự bất công với các sinh viên nghèo thật sự nhưng chưa được vay vốn mà đang cần tiền trang trải cho việc học hành”.

2.3.1.5. Phỏng vấn

Phỏng vấn báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thông tin trong phỏng vấn mang tính hoàn toàn khách quan, công khai. Chủ đích của người phỏng vấn (phóng viên) khá rõ ràng, cụ thể, trực tiếp vào vấn đề tiếp cận. Bài phỏng vấn thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự dẫn dắt, sáng tạo, hiểu biết rộng về những vấn đề mà phóng viên muốn đặt câu hỏi để đối tượng trả lời. Những vấn đề phỏng vấn đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Báo SVVN đã tận dụng thể loại này để phỏng vấn thay thế những bài viết. Tỷ lệ bài phỏng vấn ở báo SVVN chiếm nhiều nhất so với 3 tờ báo còn lại. Nội dung các bài phỏng vấn trên báo SVVN tập trung vào những vấn đề GDĐĐ, đời sống, việc làm cho SV, đối tượng trả lời là những nhà lãnh đạo, quản lý... Chẳng hạn “Nên quay trở lại với giáo dục luân lý cá nhân” (số 50/2007), “Nhanh hay chậm không quan trọng bằng cách sống” (số 29/2007), “Làm gì trước cơ hội WTO” (số 24/2006), “Vì sức khoẻ của sinh viên, tôi ủng hộ dự thảo bắt buộc sinh viên mua bảo hiểm trong trường ĐH” (số 14/2006).

Đây là một thể loại được sử dụng mạnh ở hai tờ báo: Thanh niên và PLVN. Những vấn đề nổi cộm liên quan đến SV, báo đã chuyển tải một cách chi tiết, đưa ra những con số cụ thể, gây một tiếng vang lớn đánh động ý thức SV trong học tập, sinh hoạt, giải thích những băn khoăn của SV.

Đặc biệt, bài điều tra thường đi liền trên nhiều số báo như ở báo PLVN:

“Hầm bà làng... ở làng sinh viên Hacinco” số 54 (03/03/2006), “Bí ẩn ngôi đền Pharaong giữa làng sinh viên Hacinco” số 59, (09/03/2006), “Ngôi đền bí ẩn ở làng sinh viên Hacinco đã yên ắng” số 66 (17/03/2006).

Báo Thanh niên có các bài điều tra như: “Bức xúc Ban quản lý KTX, sinh viên kiến nghị lên Bộ GD & ĐT” (số 258, ngày 15/9/2006), “Tại sao bức xúc của sinh viên bị thờ ơ” (số 11, ngày 11/1/2007), “Thuê khách sạn làm KTX” (số 263, ngày 20/9/2007).

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 106)