1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.
2.2.1.2. Giáo dục cho sinh viên biết tôn trọng và phát huy truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước
A. Báo Sinh viên với việc giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước
Một trong những nội dung lớn của giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho TNSV là giáo dục năng lực, bản lĩnh giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bền vững của dân tộc; đồng thời, phát huy tình yêu quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh.
Bằng cách chuyển tải những câu chuyện trong cuộc sống đời thường, báo SVVN đã có nhiều bài viết giáo dục lòng yêu nước của tuổi trẻ. Bài “ Lòng yêu nước và trách nhiệm của tuổi trẻ” (số 50/2007) thể hiện tình cảm của bạn Võ Văn Linh - SV lớp APDK 3C (ĐH Ngoại ngữ - Trường ĐH Huế) là SV đạt giải nhất cuộc thi viết về truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước. Câu chuyện của bạn chính là những hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đó là nhặt các vỏ chai thuốc sâu đã sử dụng rồi để bà con, anh chị khi làm đồng không bị dẫm vào đứt chân. Bạn đã truyền đạt một thông điệp: “ Yêu đồng bào là yêu những gì gần gũi nhất, như đôi chân lam lũ quanh mình. Từ tình yêu đấy đến trách nhiệm của người trẻ đâu có xa xôi”.
Còn thông điệp của SV Nguyễn Quỳnh Hương cho rằng: “ Để nói lời yêu với Tổ quốc mình, bạn không cần phải là một cao thủ văn chương, vì Tổ quốc không chối từ những lời mộc mạc, giản dị nhất”. Đối với bạn, đến với cuộc thi là cơ hội để gọi tên và nhận diện tình yêu Tổ quốc trong trái tim mình. Thông qua cuộc thi, báo đã khơi gợi trong SV tình yêu đất nước, là cơ hội cho các bạn thể hiện cách sống của mình.
Báo SVVN luôn chú trọng vào những ngày lịch sử để tuyên truyền cho SV ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, những tấm gương đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, vì độc lập, dân tộc. SV soi vào đó để tự rèn luyện bản thân mình khi sống trong hòa bình. Câu chuyện về mười cô gái ngã ba Đồng Lộc là huyền thoại lịch sử, các chị phải ngâm mình dưới nước lạnh làm trụ cầu sống, vai vác những tấm
54
30/2007, tác giả Hoàng Hiệp cũng như được ôn lại truyền thống giáo dục cho thế hệ trẻ “những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi đã hóa thân thành hoa bất tử cho đất nước thanh bình, tươi đẹp hôm nay”.
B. Báo Thanh niên với việc giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước
Hướng về cội nguồn là chủ đề xuyên suốt mà báo Thanh niên chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời vào những ngày truyền thống của dân tộc, những cuộc thi tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.
Nhà sử học Dương Trung Quốc với bài: “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ” số báo ra ngày 27/03/2006. Đối với tác giả, khi nói đến giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ trước hết họ phải hiểu được lịch sử dân tộc. Tác giả dẫn dắt:
“ Hãy đọc lại Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi: Xét như nước Đại Việt ta - Thật là một nước văn hiến - bờ cõi sông núi đã chia - phong tục Bắc Nam cũng khác- Trải Triệu Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước - cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương - Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau - Mà hào kiệt đời nào cũng có”. Cho đến bây giờ với những công cuộc đổi mới, chúng ta luôn tự hào về dân tộc mình, chính vì niềm tự hào dân tộc ấy mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ chúng ta cả một cơ đồ, một giang sơn gấm vóc. Một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ”. Vậy không lẽ nào ta lại không yêu Tổ quốc, đất nước mình!”.
Bài “ Tình yêu Tổ quốc” số ra ngày 01/06/2006 của tác giả Trần Ngọc Kim - người đã 79 tuổi luôn khắc sâu truyền thống dân tộc. Từ các Vua Hùng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác “tiếng thơm đến muôn vạn đời sau chính là kết tinh trọn vẹn Đức - Tài trong phép xử thế và HÀNH ĐẠO”. Tác giả đã trích dẫn lời thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khi nói đến Đức - Tài.
“... Cây cao lên rừng xanh. Giếng trong từ mạch nước. Đức sáng như mắt trong. Tài - Đức cùng trông mong”.
Bài viết khắc họa vai trò quan trọng khi nói đến tình yêu Tổ quốc là phải có Đức - Tài, đạo đức nhất thiết phải là nền móng vững chãi nhất, kiên cố nhất, quan trọng nhất để hỗ trợ cho tài năng.
Bài báo cũng chuyển tải lời của doanh nghiệp trẻ Đặng Lê Nguyên Vũ đã khơi dậy và thổi bùng lên tinh thần ái quốc mạnh mẽ để thế hệ trẻ Việt Nam luôn phấn đấu, tự hào về truyền thống dân tộc, vì tình yêu quê hương đất nước.
“ Chúng ta đang đứng trước cơ hội ngàn năm. Mỗi người Việt Nam trong hay ngoài nước, đều có sứ mệnh tạo dựng một nước Việt Nam vĩ đại, ngàn năm giàu mạnh, ngàn năm thái bình. Để làm được sứ mệnh đó, mỗi người Việt Nam đều phải Giàu về tinh thần (đạo đức), giàu về tri thức (tài năng chân chính, đích thực, chất xám tự có), sung túc về vật chất (kinh tế quốc dân, khoa học kỹ thuật tiên tiến); mỗi người Việt Nam đều có thể ngẩng cao đầu, đại diện cho đất nước..”
Trên số báo ngày 18/11/2006, toàn bộ bức thư của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân tới các thầy cô giáo, cha mẹ và HSSV đã được báo chuyển tải đầy đủ. Với nội dung ôn lại truyền thống dân tộc: “ Trong một trăm năm phát triển vượt bậc ấy, không ai cho chúng ta tiền đề phát triển kinh tế. Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa của bước nhảy vọt này là khả năng và sức mạnh của con người Việt Nam. Một dân tộc có truyền thống văn hóa, dũng cảm, cần cù, sáng tạo, đã liên tục nâng cao dân trí ngày càng rộng, càng sâu, suốt một thế kỷ”.
Từ cái nhìn tổng quát, ôn lại truyền thống dân tộc, tự hào về truyền thống dân tộc. Vậy SV phải làm gì trước niềm tự hào đó. Lời khuyên của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT như một động lực thôi thúc thế hệ SV trong việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình.
“Các em sinh ra khi bom đã ngừng rơi, đạn đã ngừng nổ, các em cắp sách đến trường mà không lo khi trở về người thân còn hay mất. Đất nước có được như ngày
56
hôm nay là nhờ sự hy sinh xương máu, mồ hôi của những người đi trước, của ông bà, cha mẹ các em và của các thầy cô giáo. Một dân tộc đi chân đất ngày nào đang hối hả bước vào dòng chảy của nhân loại hiện đại. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Hãy nuôi ước mơ của các em về tương lai của mình, của quê hương bằng nỗ lực học thật, học say mê sáng tạo từ mỗi ngày hôm nay”.
Báo Thanh niên luôn nhạy bén trong việc chuyển tải những bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm đến thế hệ trẻ, thôi thúc thế hệ trẻ phải biết tôn trọng truyền thống dân tộc, phải có tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
C. Báo GD & TĐ với việc giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TƯ Đảng (Khóa VIII) đã khẳng định: “Sự nghiệp Đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” [35]. Một trong những nội dung bồi dưỡng cho thanh niên là giáo dục nâng cao định hướng XHCN trong kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc.
Giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước cho SV được báo GD & TĐ đề cập một cách cụ thể. Điều đó thể hiện ở bài học đầu tiên là: “Dạy cho học trò biết yêu nước thương nòi” (số đặc biệt tháng 9/2007).
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nhà trường bên cạnh việc dạy chữ thì phải dạy các em trở thành một người yêu nước, một công dân có ý thức góp phần vào công việc chung của đất nước”. Mục tiêu cao cả của việc học tập chính là: “Học để phục vụ đất nước”. Chính vì vậy cần thiết phải giáo dục cho SV tự hào về truyền thống ngàn năm của dân tộc:
“Dân ta phải học Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Dân ta phải biết Sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con rồng, cháu tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời.”
Bác yêu cầu người dạy phải tìm ra cách dạy tốt, nhưng quan trọng hơn là phải dạy cho học trò biết “yêu nước thương nòi”, biết quý trọng truyền thống của người Việt Nam, biết yêu Tổ quốc, quê hương mình, vượt lên tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, đạt tới tầm nhân loại cao cả. Báo GD & TĐ đã chuyển tải nội dung sâu sắc trên các số báo đặc biệt để tuyên truyền về truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Số đặc biệt tháng 4/2006 có bài “Cùng với đất nước họ đã lớn lên”. Số đặc biệt tháng 8/2007: “Sinh viên cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về tương lai của chính mình”.
Xuất phát từ truyền thống tôn sư trọng đạo, Lê Xuân Lít viết về thầy Lê Trí Viễn, tấm gương sáng cho thế hệ HSSV noi theo trong bài “Có người thầy như thế”.
“Mỗi khi giở những trang thầy viết hay ngồi yên lặng nghe thầy giảng, lúc nào trước mắt tôi thầy vẫn sừng sững như một đỉnh núi cao, không biết bao nhiêu chiều sâu, chiều rộng của một tâm hồn, một trí tuệ và sự miệt mài lao động của thầy.
Tôi chỉ biết xin được đội ơn thầy và mừng cho bản thân được may mắn làm học trò bé nhỏ của thầy”.
Giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước cho SV ngay trong gia đình, nhà trường và xã hội. “Truyền thống hiếu học của quê hương là động lực phát triển của mỗi thầy cô giáo, HS Nghĩa Hưng trong sự nghiệp trồng người”, bài “Viết tiếp trang sử truyền thống”- (số đặc biệt tháng 12/2007).
D. Báo Pháp Luật Việt Nam với việc giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước
58
Trong bài “Những chủ nhân tương lai của hội nhập” số 8 (09/01/2007), tác giả Trần Ngọc Hà đã dẫn dắt:
“Một dân tộc hùng mạnh là một dân tộc có truyền thống bắt nguồn từ những cội rễ làm nên giá trị của chính dân tộc đó trong mọi thời đại. Một trong những truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam chính là lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần hiếu học có từ ngàn đời.
Thời hiện đại, những trí thức trẻ, những HS, SV Việt Nam luôn giữ mãi những truyền thống đó để làm mình lớn lên cùng thời đại.”
Tác giả đã lấy dẫn chứng những gương anh hùng đấu tranh vì quyền lợi của HSSV và đã hy sinh cao cả, tiêu biểu là Trần Văn Ơn.
Những truyền thống đó thắp sáng và soi đường bao thế hệ HSSV đạt được nhiều thành tích trong học tập, văn hóa, văn nghệ, thể thao... Bài báo như thắp lửa truyền thống trong SV và khẳng định:
“Chúng ta có quyền tin tưởng sức trẻ ấy sẽ tỏa sáng trong hội nhập, trong nền kinh tế tri thức và trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học & công nghệ. Không có những tài năng từ HS, SV sẽ không có tương lai cho sự bứt phá mạnh mẽ của đất nước về phía trước.”
Một bài biết tuy ngắn nhưng chứa đựng tình cảm dành cho người thầy giáo nhân kỷ niệm ngày 20/11: “Người thắp sáng những ước mơ và phút dành cho thầy”
số 278 (ngày 20/11/2007) một món quà tặng các thầy, các cô giáo luôn được xã hội tôn vinh:
“Người thầy giỏi giống như ngọn nến, họ tự đốt chính mình để soi đường đi cho người khác. Thầy cô không chỉ là người dạy dỗ mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, người khơi gợi những ước mơ, những tiềm năng trong mỗi học trò giúp cho biết bao ước mơ trở thành hiện thực.”
Đó là những tình cảm cao quí của thế hệ HSSV dành cho các thầy, cô giáo của mình, đó cũng là truyền thống “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” không bao giờ phai nhạt trong tâm trí thế hệ HSSV.
Số báo 37 - 41 (12-16/2/2007), tác giả Nguyễn Minh Hùng đã đề cập rất rõ:
“Giáo dục văn hóa phải song hành với giáo dục đạo đức, truyền thống và pháp luật”.
Tác giả đã bày tỏ quan điểm coi trọng GDĐĐ cho SV. Tác giả đã chỉ ra bên cạnh những thành tích, “giỏi giang” của SV về kiến thức văn hóa, khoa học thật đáng tự hào, chẳng thua kém bạn bè... Song bên cạnh đó, dư luận xã hội cũng rất phàn nàn về tình trạng GDĐĐ cho SV chưa tốt.
Giáo dục truyền thống được hiểu là trang bị những kiến thức lịch sử, văn hóa dân tộc, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, độc lập, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân ta trong mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Giáo dục truyền thống theo nghĩa hẹp còn là truyền đạt lại mặt tích cực, tốt đẹp của quê hương, dòng họ, gia đình... cho thế hệ kế tiếp.
Tác giả đã đưa ra so sánh trong kháng chiến nhờ phát huy cao độ truyền thống dân tộc mà dân tộc ta đã chiến thắng kẻ thù. Trong hòa bình càng đòi hỏi các thế hệ trẻ hôm nay phải phát huy nhằm tiếp bước cha ông để sống, chiến đấu, học tập làm sao cho xứng đáng.
Với nội dung giáo dục lý tưởng, truyền thống, tình yêu quê hương đất nước, báo Thanh niên đã chuyển tải được nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc hơn cả. Nội dung này chiếm 24% số lượng tin, bài về SV cho thấy tầm quan trọng của nó trên báo Thanh niên. Mỗi bài viết tuy giản dị nhưng hết sức chân thành với tấm lòng mong mỏi của người làm báo nuôi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong SV. Báo PLVN, GD & TĐ cũng có khá nhiều bài viết sâu sắc về mảng đề tài này, góp phần không nhỏ giúp SV rèn luyện ý
60
chí, niềm tin của bản thân, trân trọng giá trị truyền thống và phát huy tấm lòng yêu nước trong thời kỳ hiện đại. Đối với báo SVVN, tuy số lượng tin, bài về nội dung này khá lớn nhưng báo chưa thực sự có được những thông điệp sâu sắc. Nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên với tuổi đời quá trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng và chưa biết cách chuyển tải một cách mềm mại những vấn đề vốn rất khó này.