Khái niệm báo chí

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 25)

Báo chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử .

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội. Từ khi ra đời hoạt động báo chí đã cung cấp cho công chúng những

thông tin chính trị - xã hội tức là những thông tin có giá trị chính trị hay giá trị xã hội. Chính vì vậy có thể đưa ra một khái niệm ngắn gọn về báo chí là: “Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội” [46].

Theo Điều 1, Luật Báo chí, “báo chí ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” làm rõ hơn chức năng thông tin và vai trò của báo chí.

Thuật ngữ báo chí trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia được giải thích như sau: “Báo chí xuất phát từ hai từ báo và tạp chí, nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web”. Cách định nghĩa này chỉ đưa ra được tính chất định kỳ và các loại hình báo chí hiện nay.

Trong Giáo trình cơ sở lý luận báo chí (2005) đã đưa ra khái niệm khá đầy đủ về báo chí. “Báo chí là sản phẩm văn hóa tinh thần, hoạt động có tính định kỳ, nhằm thông tin và giải thích thông tin về những sự thực mới nảy sinh trong đời sống xã hội theo một hệ thống quan điểm chính trị nhất định, được chuyển tải đến công chúng bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh với nhiều thể loại phong phú.”

Khái niệm này đã nêu được những đặc trưng cơ bản của báo chí là:

- Trước hết, báo chí là sản phẩm văn hóa tinh thần. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc.

- Báo chí có chức năng thông tin và giải thích thông tin. Báo chí luôn lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. Thông tin trong báo chí vừa có tính xã hội cao vừa có tính tư tưởng, khuynh hướng rõ rệt. Với nhiều cách phản ánh

26

khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều đối tượng, báo chí đã trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất.

- Tính chất mới của thông tin và hoạt động định kỳ của báo chí. Hiện thực tái hiện trên báo chí phải là hiện thực sống động, tiêu biểu, luôn đổi mới, cập nhật đời sống xã hội. Tuy nhiên không phải vì thế mà báo chí chỉ có giá trị thông tin tức thời. Do tính chất mới mẻ, cập nhật nên hoạt động báo chí diễn ra thường xuyên hơn và có tính chất định kỳ.

- Hình thức truyền tải thông tin của báo chí đa dạng: chữ viết, âm thanh, hình ảnh với các thể loại cơ bản là báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Chính sự đa dạng này đã giúp hoạt động báo chí có thể tiếp cận công chúng trên quy mô toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 25)