1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.
2.2.1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước
Thế hệ SVVN hiện nay được sinh ra chủ yếu trong thời kì đổi mới (1986- 2000). Họ không phải nếm trải những khó khăn, gian khổ trong chiến tranh. Hơn nữa, thời kì trưởng thành của bộ phận SV này cũng là lúc công cuộc đổi mới đất nước gặt hái được nhiều thành công. Chính vì vậy việc bồi dưỡng lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước là giá trị văn hóa cốt lõi cực kỳ quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục tuổi trẻ.
Hầu hết SV đều có lòng yêu nước, có lý tưởng cao đẹp, có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Lý tưởng của SV ngày nay có định hướng thống nhất với các thế hệ đi trước, nhưng cũng có những biến đổi nhất định. Hiện nay do nhận thức về cơ chế thị trường, một số SV mơ hồ về lý tưởng, chạy theo đồng tiền mắc vào các tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm, ăn chơi, ngại học hành, ngại rèn luyện... Do vậy, việc giáo dục cho SV thấu hiểu lý tưởng của Đảng; nền, gốc của truyền thống văn hóa dân tộc là một việc làm có tính chiến lược lâu dài, nhằm bồi dưỡng lý tưởng sống và mục đích vươn tới của SV, trang bị cho họ một niềm tin vững vàng vào chế độ XHCN hiện nay. Để làm được điều đó, SV cần được thường xuyên giáo dục, hình thành lý tưởng sống và mục đích phấn đấu là góp phần mình vào xây dựng đất nước, xây dựng XHCN, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giáo dục về lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục họ nhận thức được giá trị của truyền thống, góp phần tìm
44
Để thành công trong việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước cho SV trong giai đoạn hiện nay, báo chí phát huy mạnh mẽ chức năng tuyên truyền và sức lan toả trở thành người thầy, người bạn, người đồng chí của SV. Kết quả khảo sát trên 4 tờ báo SVVN, Thanh niên, GD & TĐ, PLVN cho thấy nội dung giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho SV chiếm tỷ lệ từ 18% đến 24%.