Báo GD & TĐ

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 110)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.3.2.3. Báo GD & TĐ

A. Chuyên mục

Báo GD & TĐ phát hành 4 số/tuần nhưng có tới 10 chuyên mục, mỗi chuyên mục đề cập khá hấp dẫn đến một vài lĩnh vực của đời sống xã hội. Chuyên mục “Thời sự”, “Quốc tế”, “Kinh tế - Xã hội” phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời các thông

110

mục “Giáo dục và phát triển” có nhiều bài viết về các vấn đề, sự kiện nổi bật trong ngành giáo dục. Chuyên mục “Bạn đọc với tòa soạn” giải đáp thắc mắc về các chế độ, chính sách của ngành giáo dục. Các chuyên mục khác cung cấp thông tin, kiến thức, phân tích các vấn đề văn hoá - văn nghệ, sức khỏe - gia đình, khoa học - cuộc sống.

Đặc biệt báo GD & TĐ dành toàn bộ hai trang 9, 10 với chuyên mục “Tuổi trẻ” phản ánh đời sống giới trẻ, tập trung chủ yếu vào đối tượng HSSV.

Sự đa dạng trong cách thức tổ chức thông tin thể hiện các lĩnh vực phản ánh của báo khá toàn diện, bao quát. Do vậy, đối tượng tiếp cận sản phẩm báo cũng đa dạng và ngày càng đông đảo hơn.

B. Ngôn ngữ thể hiện

Báo GD & TĐ là cơ quan ngôn luận của Bộ GD & ĐT, là diễn đàn toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục. Do vậy, bên cạnh những bài báo, phóng sự sử dụng ngôn ngữ chính luận, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, báo GD & TĐ có hành văn, từ ngữ phản ánh sát thực các vấn đề xã hội, dễ hiểu với nhiều bạn đọc.

Chuyên mục “Tuổi trẻ” có nhiều từ ngữ hiện đại được sử dụng đúng mực vừa thể hiện sự trẻ trung của HSSV mà vẫn giữ được tính chất mô phạm của một tờ báo giáo dục.

Sự phong phú trong lĩnh vực phản ánh, dễ hiểu về nội dung và trau chuốt về ngôn từ tạo nên thế mạnh của báo GD & TĐ.

2.3.2.4. Báo Pháp luật Việt Nam

A. Chuyên mục

Báo PLVN có nội dung đa dạng, phong phú, phản ánh khá sát sự phong phú, nhiều mặt của đời sống xã hội.

Mặc dù là một tờ nhật báo (phát hành 6 số/tuần) nhưng báo PLVN luôn duy trì số lượng 16 trang/tờ với 14-15 chuyên mục. Ngoài hai trang về thời sự, chính trị, xã hội là các chuyên mục về pháp luật trên các mặt của đời sống xã hội - kinh tế:

“Nhà nước - Pháp luật”, “Tư pháp”, “Kinh tế - Pháp luật”, “Pháp đình”, “Pháp luật - Đời sống”, “Thông tin - Giải đáp pháp luật”, “Pháp luật quốc tế”. Các chuyên mục này đi sâu vào việc phản ánh, nhận định, đánh giá các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng Nhà nước, Pháp luật, Tư pháp, bảo vệ pháp luật. Đây là mảng đề tài rất phong phú thể hiện thế mạnh, riêng có của báo PLVN. Ngoài những chuyên mục nêu trên, báo còn có những chuyên mục như: “Doanh nghiệp - Thị trường”, “Văn hoá - Xã hội”, “Toà soạn - Bạn đọc”... đã đưa đến cho bạn đọc nhiều thông tin lý thú của muôn mặt đời thường.

Dù dung lượng phong phú, nhiều chuyên mục, nhưng có thể thấy rõ cách sắp xếp trình bày các bài viết của báo khá khúc triết, hợp lý, rõ ràng, không sa đà vào việc phản ánh rườm rà, đăng tải và khai thác những chi tiết vụ việc theo lối giật gân, câu khách.

B. Ngôn ngữ thể hiện

Thế mạnh của báo PLVN là sự “mổ xẻ”, “cắt lớp” các sự kiện dưới lăng kính pháp luật. Do vậy, các bài viết thường ngắn gọn, từ ngữ chính xác. Ngôn ngữ chính luận sắc bén, có tính thuyết phục cao. Đặc điểm nổi bật của báo PLVN là các thuật ngữ pháp lý được sử dụng thường xuyên trong các bài viết. Chính vì vậy, với những độc giả là SV thì sự tiếp cận báo PLVN còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)