Báo Pháp luật Việt Nam với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 86)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.3.4. Báo Pháp luật Việt Nam với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

sống, pháp luật

Ở nội dung này, báo PLVN có số lượng bài ít hơn so với 3 báo trước: 42 tin, bài (chiếm 40% số lượng tin, bài viết về SV). Tuy nhiên xét về nội dung, báo đã chuyển tải thông tin một cách sâu sắc hơn. Những mặt đời sống của SV thể hiện một cách rõ nét nhất giúp cho người đọc hình dung được một bức tranh toàn cảnh về đời sống SV. Thông qua mỗi bài viết, nội dung nhấn mạnh như một lời nhắc nhở trong việc GDĐĐ, nhân cách cả nam và nữ SV.

Nhiều phong trào của Đoàn, Hội đã và đang khơi dậy trong SV lòng biết ơn các thế hệ đi trước đã có công dựng nước và giữ nước. Còn một ý nghĩa khác ẩn sâu trong đó là sự khơi dậy và làm giàu thêm tấm lòng nhân ái mà trong xã hội ngày nay rất cần. Báo PLVN chuyển tải thông điệp đó qua nhiều bài viết về phong trào tình nguyện của SV.

“Màu áo xanh trong những ngày đền ơn đáp nghĩa” số 176 (24/07/2007) của tác giả Thu Hiền đã chia sẻ mong muốn thật giản dị của những người bạn trẻ khi họ đến hoạt động tình nguyện tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên - Hà Nam: “Đem lại niềm vui cho những người lính”.

“Những sinh viên trong đoàn cho biết: “Không phải ngẫu nhiên mà nhóm tình nguyện xuống đây. Trước khi xuống Trung tâm, Đoàn trường đã tìm hiểu và biết được tại Trung tâm có 66 thương binh nặng, có người cụt cả hai tay, hai chân, có người bị liệt... Vì thế chúng em cần phải giúp em cần phải giúp đỡ những thương binh, không chỉ trong công việc hàng ngày mà còn cả về đời sống tinh thần nữa.

... Sinh viên Nguyễn Duy Cương tâm sự: “Thật kỳ diệu khi chứng kiến cảnh những bác thương binh làm những công việc hàng ngày. Mặc dù có bác cụt cả hai tay, hai chân những vẫn làm được những việc phục vụ bản thân mình và mọi người.

86

Những hình ảnh ấy tiếp cho em thêm nghị lực và niềm lạc quan vào cuộc sống. Đó là những điều mà thế hệ chúng em cần học tập.”

Đối với những người lính thì “cuộc sống của chúng tôi vui lên rất nhiều từ khi có các bạn trẻ tới. Có những lúc vết thương tái phát đau nhức đến nghẹt thở, nhưng khi nghe tiếng hát của các cháu và những việc làm giúp đỡ ân cần, nhiệt tình của các cháu tôi như khoẻ lên, quên đi bệnh tật. Cuộc sống thật ý nghĩa khi có những SVTN như thế”.

Trong mảng đề tài này, bài “Triệu trái tim - triệu giọt máu hồng” (số 84, ngày 07/04/2006) của tác giả Đoan Trang một lần nữa như lời hối thúc lòng nhiệt tình và tình yêu thương sâu thẳm trong mỗi bạn SV: Hãy hiến máu cứu người. Hình ảnh những SV tình nguyện với màu áo đỏ hồng tươi màu máu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong giới SV và trong xã hội. Có không ít những người đặt ra mục tiêu “100 lần hiến máu” như SV Lê Đình Lê (ĐH Thương Mại), hay như tâm sự rất chân thành của cậu SV năm thứ nhất Lê Văn Quý (ĐH Bách Khoa): “Sức khoẻ của mình đến đâu, em sẽ hiến máu đến đó... Lúc đầu em cũng thấy sợ, nhưng hiến máu rồi, em mới thấy hết sợ, thậm chí có cảm giác lâng lâng sung sướng vì mình đã làm được một việc có ý nghĩa cho xã hội”. Những hành động nhỏ bé đó của SV đã góp phần đẩy mạnh một phong trào giàu lòng nhân ái vì sẽ có nhiều người bệnh được cứu chữa bằng truyền máu. Qua bài viết, tác giả chuyển tải thông điệp: “Cùng nhau chung tay, đồng lòng hơn nữa trong phong trào HMNĐ bởi máu cứu người có ngay trong trái tim của mỗi chúng ta”.

Báo PLVN dành nhiều bài viết phản ánh ở các mặt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của SV.

“Trọ học thời... tăng giá” số 219 (12/09/2007, tác giả Uyên Na cho biết cuộc sống của SV phải đối diện với nỗi vất vả tìm nhà trọ: “Hà Nội hiện có hơn 60 trường ĐH, CĐ, THCN với hàng ngàn sinh viên. Vì vậy đối với tân sinh viên thuộc các gia đình khó khăn, việc phải trọ học ở ngoài là gánh nặng đối với sinh viên và các bậc phụ huynh.”

Tác giả đưa những lời tâm sự của chính SV như tâm sự của SV Học viện Báo chí & Tuyên truyền, SV ĐH Công đoàn, SV Quản trị kinh doanh... tất cả đều một nỗi lo là: “Tát nước theo mưa, khi giá cả tiêu dùng tăng nhanh, các chủ nhà trọ nhân đó cũng không bỏ lỡ cơ hội. Nhiều SV phải đi làm thêm: bán cà phê, làm gia sư nhưng cũng phải chi tiêu rất tùng tiệm”.

“Nhà trọ mùa “leo giá” của tác giả Thu Hiền đăng trên số 147 (20/06/2006) càng cho thấy sự chi phí tiền cho sinh hoạt càng khó khăn đối với đời sống của SV.

Số báo 90 (15/04/2007), tác giả Ngọc Mai có bài “Tìm việc thời @” phản ánh thực trạng 63% SVVN khi ra trường vẫn chưa có việc làm, chưa kể những người phải làm việc trái tay nghề.

“Nhiều sinh viên đi xin việc mới biết ngành học của mình tuy về lý thuyết phù hợp nhưng trên thực tế lại không đáp ứng nhu cầu của công việc. Bên cạnh đó một số công ty bóc lột sức lao động của sinh viên mới ra trường một cách quá đáng dưới chiêu bài “thử việc”: sau thời gian nhận hàng loạt SV mới ra trường vào thử việc không lương hoặc lương rẻ bèo (luật qui định người lao động khi được nhận vào thử việc phải trả lương tối thiểu là 70% lương khởi điểm chính thức), công việc nặng nhọc, sau đó sa thải họ với lý do “không đủ yêu cầu” và lại tiếp tục tuyển một lượng thử việc mới.”

Tác giả đi đến kết luận: “Tích cực tìm kiếm cơ hội một cách đúng đắn khi đang ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết cho sinh viên. Tìm việc làm thêm phù hợp với ngành học, chủ động tìm nơi thực tập tốt và chứng tỏ khả năng của mình với nhà tuyển dụng là những điều mà các cử nhân tương lai cần tích cực thực hiện, để chuẩn bị kỹ càng cho con đường sắp tới của mình”.

Với bài “Giọt mồ hôi phía sau giảng đường” số 168 (14/07/2006) cũng bàn về đời sống SV. Tác giả Trần Hưng đã khái quát lại sự khó khăn vô cùng của SV giữa thời buổi vật giá tăng cao. SV đã chọn con đường làm thêm vừa có thêm tiền lại có kinh nghiệm cho cuộc sống tương lai. Biết là vất vả nhưng nhiều SV lại cho

88

“100 sinh viên bị đem con bỏ chợ” số 140 (12/06/2006), “Gian nan tìm việc khi ra trường” số 49 (26/02/2006) phản ánh nỗi vất vả của SV sau khi học xong đi làm không những không tìm được đúng việc đúng ngành nghề mình học thậm chí còn bị lừa do các công ty môi giới: “Nộp hồ sơ và chờ ngày dự thi nhưng quay trở lại trung tâm giới thiệu việc làm thì được chủ nhà cho biết, họ dọn đi nơi khác rồi, nhưng cũng chẳng biết là đi đâu...”

Đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần cũng nghèo nàn không kém. Đây chính là môi trường thuận lợi cho nhiều “quái thai văn hoá” lan truyền như một dịch bệnh nguy hiểm.

“Nhạc “bẩn”, tấu “nhảm” - những quái thai văn hóa” do tác giả Minh Thúy đề cập ở số 292 (06/12/2007).

“Từ trong chiếc loa vi tính phát ra, chỉ độc co tiếng đàn guitar thùng đập bập bùng hoặc những lời thoại chọc cười kiểu tấu hài nhảm. Thoạt nghe, có vẻ dễ cảm vì cái sự bình dân của dòng nghệ thuật “3 xu” này, nhưng khi ca từ được cất lên thì khó ai có thể chịu đựng nổi bởi cái sự lố bịch, nhảm nhí của chúng....”

Tác giả cảnh báo: “Từ khe hở quản lý những loại hình giải trí kiểu quái thai văn hóa đầy nọc độc hiện đã len lỏi vào nhiều tụ điểm, nguy hại hơn nữa là đang có nguy cơ bùng phát trong giới trẻ”.

Cũng do sự thiếu thốn những sân chơi lành mạnh nên một bộ phận SV chìm sâu vào cuộc sống ảo với game, chat. Đây là nội dung phản ánh của các bài: “Thực và ảo đời game thủ” số 265 (05/11/2006), “Nguy hại Internet... chui!” số 165 (11/07/2006).

Nói về đời sống SV, tác giả Uyên Na đã cho biết con số báo động về “Gia đình sinh viên và phim 3X” trong số báo 123 (23/05/2007).

“Gia đình sinh viên”“phim 3X” đã khá phổ biến trong đời sống SV. Theo khảo sát của Vụ Văn hóa (Ban Tư tưởng văn hóa TƯ - nay là Ban Tuyên giáo TƯ) cho thấy: “Hơn 30% sinh viên cho biết thường xuyên vào các trang web sex để giải

trí trong những giờ học căng thẳng. Thậm chí nhiều sinh viên còn hàng giờ nằm xem phim ở các phòng trọ không còn mới lạ".

Những nhược điểm không chỉ tập trung ở SV nam mà còn bộc lộ ở một bộ phận SV nữ. Số 52 (01/03/2006), tác giả Điệp Quyên đã cho biết tình trạng SV nữ

“chạy tiền đi shop”. Vốn SV nghèo, không có tiền nhưng lại rất thích hàng hiệu nên bằng đủ cách để có tiền như: nhịn ăn, làm thêm, dựa vào “bồ hậu phương”để có tiền mua sắm. Thật đáng buồn cười khi nghe điều ước của Xuân (Tuyên Quang): “Tôi ước có thật nhiều tiền để mua thật nhiều quần áo”.

Thông điệp của bài viết này mà tác giả đã để lại: “Kết quả học tập, sức khỏe, đạo đức mới là cái đích cuối cùng để sinh viên vươn tới và đó cũng là thước đo giá trị của một con người”.

Từ những ham muốn nho nhỏ về quần áo, đồ trang sức... không ít nữ SV đã đưa chân vào con đường kiếm sống nhơ nhớp để rồi không tìm được lối thoát. Báo PLVN đã có loạt bài phản ánh về tụ điểm ăn chơi giữa môi trường học đường gây ảnh hưởng nhiều đến SV tại làng SV Hacinco: “Hầm bà làng... ở làng sinh viên Hacinco” số 54 (03/03/2006), “Bí ẩn “ngôi đền” Pharaong giữa làng sinh viên Hacinco” số 59 (09/03/2006), “Ngôi đền bí ẩn ở làng sinh viên Hacinco đã yên ắng?” số 66 (17/03/2006).

Bài “Bí ẩn ngôi đền Pharaong giữa làng sinh viên Hacinco” của nhóm phóng viên điều tra đã lý giải nguyên nhân khiến cho nhiều SV sa chân vào chốn ăn chơi:

“Tại “ngôi đền” Pharaong có tới 100 đến 200 em xinh đẹp sẵn sàng túc trực để đợi khách trong đó nhiều em là sinh viên đại học, cao đẳng của các trường trên địa bàn Hà Nội... Nhiều em bước đầu đến Pharaong ngỡ chỉ làm phục vụ bồi bàn, rót rượu cho khách nhưng khi nhận đồng tiền bo hấp dẫn, rồi bạn bè dụ dỗ, nên chuyện sa chân vào là điều quá dễ. Số tiền bo quá lớn nên những cô em xinh đẹp của giảng đường đại học đã biến thành gái gọi, trở thành cave hạng sang chấp

90

câu chuyện kinh khủng khi bốn ông Hàn Quốc nốc rượu say đã mua vui với một em bằng những hành động bạo dâm như thời trung cổ và cô gái may mắn đã thoát khỏi những con ác quỷ đó phải nằm viện cả tháng, sau đó bỏ học và sống trong sợ hãi”.

Cũng đề cập đến vấn đề này, hàng loạt ý kiến của SV về SV với “Môi trường giáo dục không thể bị ô nhiễm” đăng ở số 66 (17/03/2006). Nhiều SV ở làng Hacinco đã cho rằng sự tồn tại của tụ điểm ăn chơi - ngôi đền Pharaong đã “làm mất lòng tin vào cuộc sống khi nhìn thấy những cảnh ấy, nó gần như một nỗi ám ảnh trong đời sinh viên”.

Từ thực tiễn cuộc sống cho thấy việc giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

“cần đi vào chiều sâu” giúp giới trẻ nhận thức đến thay đổi hành vi và trang bị tri thức để phòng ngừa tình trạng vi phạm đạo đức. Đây cũng chính là thông điệp mà tác giả Quỳnh Lưu gửi gắm trên số 167 (13/07/2007): “Lòng tin và tri thức pháp luật chính là cơ sở hình thành động cơ và hành vi pháp luật, tích cực giúp giới trẻ hành trang vào cuộc sống và tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với đòi hỏi của pháp luật hiện hành”.

Báo PLVN thường xuyên cập nhật tin tức về tình trạng vi phạm pháp luật của SV. Trên số 2 (02/01/2006) đưa tin “Hà Nội: Phá một đường dây thi hộ, thi kèm”. Điều đáng nói là đường dây này do một nhóm SV tổ chức và hoạt động trong nhiều năm. Trên số 164 (10/07/2006) thông tin về: “Hà Nội: Chặt đứt đường dây chuyên nghiệp tổ chức thi thuê đại học” trong đó có sự tham gia của gần chục “sinh viên ưu tú” của các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội chuyên giải đi với tốc độ rất nhanh. Ở số báo 53 (02/03/2007) cho biết Cục cảnh sát điều tra tội phạm vừa khám phá về đường dây gái gọi: “Tú bà là một nữ sinh viên”. Theo số liệu cung cấp khoảng 30 gái mại dâm là nữ sinh các trường ĐH.

Không chỉ vậy trong chuyên mục “Tuổi trẻ và Pháp luật” còn đăng tải những câu chuyện có thật cảnh báo cho SV tránh xa cạm bẫy: “Cảnh giác với bẫy tình” số 129 (30/05/2006).

“Bọn buôn bán người luôn nghĩ trăm nghìn kế quỷ quyệt để lừa bán những cô gái nhẹ dạ cả tin sang Trung Quốc bằng chiêu “việc lương cao”... Tinh vi hơn, chúng núp bóng người tình đẹp trai dẻo miệng. Đau lòng, nạn nhân không chỉ là những người ít học, thậm chí sinh viên cũng sập bẫy tình...”

Những thông tin chuyển tải trên báo PLVN góp phần quan trọng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của SV. Ẩn sau những con chữ tưởng chừng khô cứng, chỉ mang ý nghĩa thông tin là tấm lòng đau đáu, lo lắng của những người am hiểu pháp luật. Không lo lắng sao được khi những những người chủ tương lai của đất nước đang đánh mất phần “nhân cách ” của mình chỉ vì cái lợi trước mắt.

Giáo dục lòng nhân ái, văn hóa ứng xử, đời sống, pháp luật là mảng đề tài rộng lớn có tác dụng giáo dục SV, hướng SV tới mục tiêu phát triển toàn diện. Đây là nội dung chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bài phản ánh về SV trên bốn tờ báo. Có thể thấy, chiếm ưu thế là các tin, bài phản ánh đời sống SV dưới nhiều góc cạnh, từ đó các báo đã chuyển tải tới người đọc một bức tranh khá sinh động và chân thực về đời sống SV hiện nay. Thế mạnh vẫn thuộc về báo SVVN khi đề cập tới mảng đời sống của SV; tiếp đó, báo Thanh niên với nhiều bài viết sâu sắc. Chưa thật nhiều những bài viết khơi dậy tấm lòng nhân ái nhưng mỗi bài viết là một thông điệp ý nghĩa và sâu sắc. Nội dung giáo dục pháp luật còn hạn chế trên các báo SVVN, Thanh niên, đặc biệt là GD & TĐ. Báo PLVN đã có nhiều bài viết đi vào chiều sâu trong nội dung này.

92

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)