Báo GD & TĐ với việc giáo dục tự học tập, tự rèn luyện

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 67)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.2.3. Báo GD & TĐ với việc giáo dục tự học tập, tự rèn luyện

Đối với báo GD & TĐ, việc giáo dục ý thức rèn luyện, trau dồi kiến thức thường thông qua những câu chuyện để chuyển tải thông tin đến với SV.

“Ấm mãi tình thầy trò” số 106 (05/09/2006) - tác giả Sĩ Ẩn chỉ ra lý do dẫn đến tiêu cực và biện pháp hữu hiệu chữa nó là: “Muốn trị tận gốc phải từ vấn đề cốt lõi là giáo dục cho HSSV thấm nhuần mục đích học tập. Mỗi SV đều nhận thức học cho mình, học để trở thành người thực sự, có ích cho gia đình và cho Tổ quốc, các em sẽ không bao giờ đi vào con đường man trá, giả dối. Tiêu cực trong thi cử sẽ bị đẩy lùi và bị triệt tiêu.”

Ở góc nhìn từ phía SV điều cơ bản SV phải có cái nhìn tỉnh táo trong vấn đề học tập: “Nhồi hay học” số 40 (03/04/2007).

“Hãy nhìn vào lề lối học tập ấu trĩ của mình và đừng lấy bình phong “Sinh viên thi lại mới là sinh viên” ra để che chắn. Sẽ không có sinh viên giỏi nào có thể thâu tóm hết tất cả kiến thức suốt một học kỳ trong vòng 10 hay 15 ngày cả...

Câu hỏi đặt ra là đến bao giờ sinh viên ta mới có thói quen học tập tự giác như sinh viên các nước phương Tây. Đến bao giờ mới hết cảnh “nhồi” và “nhét” vô lý trước kỳ thi”.

“Sống thế - học thế - sao đành” số 19 (13/02/2007), tác giả nhấn mạnh việc học trong xã hội cần sự năng động, nhanh nhẹn của các bạn trẻ, công việc học tập sẽ không ai có thể nói bao nhiêu là đủ.

Cũng như ở báo SVVN, Thanh niên, báo GD & TĐ cũng đi sâu phản ánh cách thức học đem lại hiệu quả. Việc học càng tốt bao nhiêu sẽ giúp ích cho SV trong rèn luyện tư cách đạo đức của mình: “Đọc là học” số 49 (24/04/2007), “Giảm Stress trong học tập như thế nào?” số 22 (21/02/2006), “Sinh viên mùa ôn thi” số 14 (1/02/2007).

“Chia nhóm học trên giảng đường” số 7 (17/01/2006) là cách học tránh bệnh chây lười, ỉ lại, giúp SV tự tin nói trước đám đông, làm việc theo nhóm (team work), tất cả cùng tham gia vào thảo luận, cùng tìm ra một cách thức nhớ lâu mà hiệu quả. Là điều kiện giúp SV sau này ra trường làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.

“Sinh viên với nghiên cứu khoa học” số 10 (6/02/2007). Nghiên cứu là nhu cầu thực sự của SV. Họ dám nghĩ, dám làm, bỏ công sức, thời gian nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, thu thập số liệu thực tế, táo bạo đi vào một số lĩnh vực khoa học và công nghệ.

68

Trên số báo 106 (05/09/2006) những gương mặt điển hình về học tập như: Nguyễn Thị Ngọc Diệp “học tập tốt sẽ không bao giờ sợ thiệt thòi. Điều quan trọng là xác định cho mình có suy nghĩ, hành động khi mình quyết tâm”. Còn nhân vật Trần Thị Mai Hoa cho rằng: “Hơn 50% kiến thức nắm ngay tại lớp. Phải biết lựa chọn cách học thích hợp với mình”. Riêng Sơn Tùng và Nguyễn Anh Tuấn thì khẳng định: “Sống có kỷ luật và luôn luôn có ý thức rèn luyện mình. Với một vấn đề luôn cố gắng tìm được kết quả”.Còn quan điểm của Hoàng Thị Lụa - thủ khoa trường ĐH Thủy Lợi:“Tự học là cách tốt nhất”

Báo GD & TĐ một mặt biểu dương và chỉ ra cách thức học có hiệu quả như:

Công việc học tập, sáng tạo cố gắng luôn từ đầu” số 49 (24/04/2007). Mặt khác báo chỉ ra nguyên nhân SV không đạt kết quả học tập như mong muốn: “Vì sao SV mất lửa” số 16 (07/02/2006) tác giả Hà Minh, “Sinh viên học nhàn, thi gấp” số 53 (08/05/2007).

Thậm chí báo còn chỉ ra những cái chưa được của SV trong việc tự rèn luyện cho mình ý thức học tập như “SV, Copy - Paste” số 149 (14/12/2006), “Người đóng thế trên giảng đường” số 51 (29/04/2006). Đó là cách phê phán một bộ phận SV chưa tự mình vươn lên để học tập và rèn luyện bản thân.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)