Mục tiêu quốc gia về giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 127)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN

3.1.2.2. Mục tiêu quốc gia về giáo dục đạo đức cho sinh viên

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển văn hoá và xây dựng con người được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn hoá và xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [20, tr. 5].

Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng ta coi nhiệm vụ của văn hoá là:

Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam [16, tr. 106].

Trong những năm tới, Đảng, Nhà nước ta sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư cho các trường ĐH, CĐ nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của SV để sau khi ra trường, SV sẽ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16, tr. 119-120]. Cụ thể là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ.

Nghị quyết Hội nghị TƯ Đảng lần thứ tư (khoá VIII) đã cho thấy phương hướng đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đó là: “Giáo dục lý tưởng cách mạng, trau dồi ý thức công dân, giàu lòng yêu nước và có tinh thần quốc tế chân chính, sống có văn hoá và tình nghĩa, có sức khoẻ và lao động trên cơ sở nghề nghiệp được đào tạo”

[30, tr. 45]. Trong quy chế HSSV các trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy được ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT đã khẳng định: “Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [8]. Ngày 29/08/2007, Bộ GD & ĐT tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối

128

nhằm: “Thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên” [9].

Như vậy, với mục tiêu giáo dục một lớp người trẻ tuổi vừa “hồng” vừa

“chuyên”, vấn đề GDĐĐ, tư tưởng chính trị, lối sống cho TNSV được Đảng, Nhà nước đề cao qua nhiều kỳ đại hội. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong khi tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 127)