Không gian đối lập

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Không gian đối lập

Không gian trong một tác phẩm văn học luôn mang tính chất tổng hòa và bổ trợ lẫn nhau. Trong Linh Sơn, không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt hòa trộn vào nhau không tách rời: núi cao - vực sâu, thành thị - nông thôn, thực - ảo đan xen chồng chéo. Mặc dù là những không gian trong thế lưỡng lập nhưng không thể hiện sự đối lập mang tính phân biệt mà tạo nên một nét tổng hòa cân xứng. Đặc biệt không gian kỳ ảo đối lập Thiên đường và địa ngục trong cuốn tiểu thuyết vừa mang nét chấm phá đậm chất hội họa vừa như không gian tâm cảnh của thiền đạo.

Không gian “âm ti xứ chết” (chương 66, 78) và không gian thiên đường (chương 81) đậm chất kỳ ảo với hình ảnh của dòng sông quên lú, của núi băng: “Trong các hốc sông, giữa những rễ cây ngâm trong nước vang lên những tiếng sóng đập từng nhát thê lương. Thân thể một cô gái tự tử xuôi dòng nước, tóc lòa xòa. Dòng sông chảy giữa khu rừng đen tối như mực tạo thành một tấm màn che kín mít trước bầu trời và mặt trời; những người đàn bà chết đuối chạm quệt vào mi và thở dài, mi chẳng thiết bỏ trốn.”(chương 66).

Không gian địa ngục được khắc họa với những tông màu tối và ảm đạm, sự ám ảnh của cái chết, sự lạc lối của con người trong u mê tăm tối cũng như sự bất lực của con người trước những va đập bất ngờ từ cuộc sống. Không gian địa ngục trở thành không gian của sự giam hãm, trừng phạt và cam chịu, tất cả chứng tỏ những khủng hoảng tinh thần trong tâm lí

101

nhân vật hoặc đơn giản chỉ là những dồn nén tinh thần của con người bùng phát trong những giấc mơ.

Trong quan niệm của Phật giáo, địa ngục là không gian với những hoạt động: lửa cháy, vạc dầu sôi, thú dữ, băng tuyết… diễn ra nối tiếp nhau không ngừng. Khi miêu tả về cảnh địa ngục Cao Hành Kiện đã thể hiện rất rõ những va đập không ngừng của con người đối với những đau khổ, sợ hãi và tuyệt vọng. Ngược lại, không gian thiên đường lại tĩnh lặng và trong sáng từ những đường nét màu sắc đến cảm xúc an lạc của con người. Đó là ngôi làng ngập tuyết được miêu tả như một bức tranh tĩnh lặng lạ thường, với tuyết phủ đầy trên những đỉnh núi hay những ngôi nhà đã đổ sập dưới những lớp tuyết dày nặng ở chân núi trong chương 78 : “Một làng chết, tuyết phủ đầy, phía sau, những ngọn núi cao im lìm cũng ngập tuyết…; không màu sắc, người ta không biết là đêm hay là ngày, bóng tối phát ra một thứ ánh sáng nhất định, tuyết hình như tiếp tục rơi, các vết chân đi qua liền theo đó mờ nhòa.”[14, 686].

Không gian được xây dựng mang tính chất tương phản từ màu sắc: “đen – trắng”, ánh sáng: “ngày – đêm” đến bố cục: “cao – thấp” đã làm nổi bật tính chất đối lập và bất trắc của không gian. Ranh giới giữa thiên đường và địa ngục lại rất mỏng manh. Sự chuyển cảnh liên tục mang màu sắc điện ảnh đã giúp ta thấy những biến ảo khôn tả trong tâm hồn của nhân vật.

Không gian đa điểm, đa chiều đầy biến động trong tâm thức nhân vật kéo theo sự dịch chuyển vô cùng khó khăn của nhân vật gợi cho ta cảm giác bất lực, buông xuôi: “Hổn hển, từng bước một, bất chấp nghìn khó khăn, mi đi đến núi băng. Con sông băng mầu xanh ngọc thạch, tối thẫm và trong suốt.”[14, 709]. Hình tượng thượng đế và thiên đường cuối tác phẩm cũng chìm đắm trong sự tĩnh lặng diệu kỳ. Đó là cảnh thiên đường lạnh ngắt, tuyết lặng lẽ rơi: “qua cửa sổ ta nhìn thấy một con ếch con trên mặt đất phủ đầy

102

tuyết. Một mắt nháy, một mắt mở. Không động đậy, con ếch quan sát ta. Ta hiểu đó là Thượng đế.”(chương 81).

Nếu không gian thiên đường là tĩnh thì không gian địa ngục là động, nếu thiên đường là tông màu sáng thì địa ngục là mờ tối, không gian địa ngục là

chảy trôi xuống thấp thì thiêng đường là bất động lên cao. Không gian thiên đường và địa ngục là không gian mang đậm màu sắc kỳ ảo có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lí con người và trong quan niệm nghệ thuật của tác giả. Không gian kỳ ảo trong tác phẩm không chỉ mang phong cách hội họa rõ nét mà còn linh hoạt như những mảng chuyển cảnh trong nghệ thuật điện ảnh.

3.4. Nghệ thuật biểu trƣng không gian

Nếu biểu trưng là những hình ảnh xuất hiện nhiều lần với tần số cao và được xét trong một trường ngữ cảnh nhất định thì biểu tượng là một hình ảnh, một quy ước cảm tính, sinh động, mang tính bền vững có thể đứng độc lập trở thành những hình ảnh tượng trưng, mang thông điệp nhất định. Thông qua biểu trưng và biểu tượng nghệ thuật phần nào giúp chúng ta khám phá những tín hiệu nội dung, tư tưởng mà nhà văn muốn trình bày.

3.4.1. Căn Phòng

Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới cho biết: “Theo Bachelard, ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trưng cho các trạng thái đa dạng của tâm hồn. Tầng hầm tương ứng với cõi vô thức, tầng áp mái tương ứng với mức cao thượng của tinh thần” [33; 678]. Không gian ngôi nhà hay căn phòng còn là không gian của sự kín đáo, riêng tư và an toàn.

Đối với người kể chuyện ngôi thứ nhất ta, không gian căn phòng là nơi nhân vật tâm tình về hạnh phúc, về tương lai và đó cũng là nơi hiện diện của tình yêu, niềm đam mê thân xác. “Nàng” đã hiến dâng cho “ta” cả sự trinh tiết của mình trong thời gian gặp gỡ ngắn ngủi ở chương 45: “trước khi ra đi, ta ôm lấy nàng, nàng ngoảnh mặt đi và nhắm mắt lại” [14, 384].

103

Đối với người kể chuyện thì căn phòng cũng là quá khứ buồn bã của một gia đình tan vỡ, cũng có khi căn phòng lại là biểu hiện của danh vọng, sự nghiệp với sách vở bừa bộn, khói thuốc gây cảm giác tù túng, ngột ngạt và bế tắc. Do đó, nhân vật đã quyết định rời khỏi căn nhà cũ để hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên, với những chuyến đi sưu tầm ca dao, dân ca và những điều mới lạ để tìm sự đổi thay trong cuộc sống nhàm chán đầy bất trắc của mình. Có thể nói, nhân vật đi từ không gian hẹp, khép kín (ngôi nhà, căn phòng) để đến với không gian rộng lớn (thiên nhiên, xã hội) với thông điệp chính là kiếm tìm hạnh phúc.

Không chỉ thế, trong tiểu thuyết Linh Sơn, không gian căn phòng gắn với người phụ nữ còn là không gian hiện diện cái vô thức, dục vọng cùng những khao khát tình dục một cách mãnh liệt. Có thể nói, không gian căn phòng mang đậm chất đời tư với những bi kịch về sự đổ vỡ hạnh phúc, sự lạm dụng tình dục, sự lừa dối, giả tạo của những gã sở khanh, những mối tình qua đường, những khoảng trống khó bù đắp trong cuộc sống của những người phụ nữ luôn cháy lên những khao khát hạnh phúc và mong cầu được yêu thương, vuốt ve, chăm sóc.

Không gian “căn phòng” gắn với “nàng” và “mi” chính là không gian sinh hoạt đời tư rõ nét. Hoàng Thị Phương Ngọc nhận định không gian căn phòng trong tiểu thuyết Linh Sơn là: “không gian phản ánh số phận và khát vọng của người phụ nữ”. “Vì căn phòng gắn với những mối quan hệ gia đình, mà trung tâm là số phận của người phụ nữ” [34; 73].

Có thể thấy, gian phòng chính là nơi mà “nàng” có một gia đình không hạnh phúc với anh chồng làm kỹ sư điện tử; là căn phòng được giăng mắc bởi những “mảnh lưới tình” với gã người yêu đầu tiên, rồi với thầy giáo… Rời khỏi những căn phòng cô đơn đầy dục vọng xác thịt đó “nàng” lại sa vào căn phòng của “mi”, lại thắp lên những yêu thương, thèm khát bản năng và tham vọng sở hữu trước đây, cuối cùng “nàng” vẫn cô độc một mình.

104

Sự dịch chuyển từ căn phòng này đến căn phòng khác là một sự thay đổi không gian từ hạnh phúc, mái ấm đến bất hạnh và đổ vỡ. Nhân vật phụ nữ trong tác phẩm lúc nào cũng như khách trọ qua đêm, mãi ước mong hạnh phúc mà có lần nàng đã thổ lộ với mi: “có lẽ họ chỉ cần có một căn phòng nho nhỏ và hắn đã có một rồi, còn nàng, nàng chỉ mong mỏi có hắn thôi.”[14; 108].

Không gian căn phòng cũng chính là không gian phản tỉnh, khi người phụ nữ thoáng thấy tuổi già lúc trang điểm trước gương (chương 44) rồi cuồng loạn khi cầm dao dọa giết chết người tình vì biết không thể níu kéo người thương yêu ở lại (chương 46). Những căn phòng trong tác phẩm thường gắn với sự xuất hiện của nhiều bóng dáng phụ nữ, có lúc họ tinh khiết như cánh hoa sen (chương 27) nhưng cũng có lúc cuồng loạn như kẻ tâm thần (chương 46).

Trong quá trình dịch chuyển trong không gian hiện thực, căn phòng dưới hình thức nhà trọ, khách sạn là trạm dừng chân không thể thiếu của nhân vật thì dạng không gian này là một biểu hiện của không gian tá túc, không gian chưa đến đích với tính chất lạ lẫm, không gần gũi và với ý nghĩa như một sự bảo vệ an toàn cá nhân trong không gian xa lạ.

Trong suốt hành trình, nhân vật đã “nghỉ trọ” trong rất nhiều địa điểm khác nhau. Có khi qua đêm tại nhà nghỉ, khách sạn ở thành phố (chương 1, 3, 55, 59, 61); cũng có khi thuê một gian nhà sàn nhỏ trên núi, trong hang đá hoặc xin ở nhờ trong những ngôi nhà ở rìa làng (chương 42, 67); thậm chí có lúc qua đêm trong gian buồng sát bếp, thông với chuồng lợn (chương 49)…

Có thể nói, không gian nhà trọ là một dạng không gian tiêu biểu gắn với hành trình của nhân vật với ý nghĩa là không gian tá túc mang tính chất xa lạ và trung gian.

105

3.4.2. Con đường

Khi phân tích thời không gian trong tiểu thuyết, Bakhtine đã phân định ra những thể loại tiểu thuyết khác nhau theo thời đại: tiểu thuyết Hy Lạp, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết tự thuật… Đặc biệt không gian con đường có vai trò chủ đạo xuyên suốt và giữ vị trí quan trọng qua các thời kỳ, từ thần thoại đến các tiểu thuyết phong tục, phiêu lưu, kiếm hiệp, gothic... Từ thần thoại cổ đại về Parzifal đến bản trường ca Parzifal của Wolfram von Eschenbach viết về hành trình chinh phục chén thánh hay con đường của hiệp sĩ Don Quichotte đã đi khắp xứ Tây Ban Nha; Con đường mà những nô lệ da đen chạy trốn sự săn đuổi của chủ nô trong Beloved của Tony Morrison; Hành trình của Gulliver đến vùng đất của người tí hon và khổng lồ của Jonathan Swift; Hay con đường thỉnh kinh đầy gian lao vất vả của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ... Vì thế, biểu tượng con đường từ lâu đã mang nhiều nghĩa ẩn dụ: vừa là đường giao thông, đường đời, đường tâm hồn vừa là đường đạo.

Trong tiểu thuyết Linh Sơn, bản thân nhà văn đã lập trình một con đường riêng và nhân vật đã đi theo cách của mình để tìm kiếm nó. Mi đi tìm Linh Sơn một cách chủ động sau khi được gợi ý từ một người bạn còn ta trong lúc đi sưu tầm ca dao dân ca cũng đã “giật mình” tự hỏi về Linh Sơn. Con đường gắn với ta chủ yếu là con đường hiện thực gắn với địa danh cụ thể và mang tính chất du ký rõ nét nên ít mang tính biểu trưng. Ngược lại, con đường dẫn đến ngọn núi hồn trong tác phẩm lại thể hiện rất sâu sắc nhất đời sống tinh thần của tác giả.

Từ bản đồ chỉ dẫn vẽ trên bao thuốc lá đến thị trấn Ô Y, tên gọi con sông Hựu và những hẻm núi, hang đá mà nhân vật đi qua tất cả đều ngụ ý với ta rằng: Linh Sơn là có thật, “đường không nhầm có người đi nhầm mà thôi”.

106

Không gian con đường theo Iu.Lotman còn là không gian tuyến có chiều dài mà không mấy quan trọng về chiều rộng và nó luôn mang tính thời gian (đường đời, đường giác ngộ). Con đường là phương tiện triển khai nhân vật trong thời gian, là ranh giới giữa các tiểu không gian mà con người có thể vượt qua hoặc không vượt qua.

Chẳng hạn như khi mi hỏi Linh Sơn ở bên này hay bên kia sông Ô Y nghĩa là nhân vật muốn tìm một vị trí cụ thể trên bản đồ và phải đi bằng một con đường hiện thực nhất định. Con đường khi này vừa là không gian bên trong, vừa là không gian bên ngoài. Không gian bên trong là không gian phi thời gian “một khoảnh khắc là mãi mãi”- không gian của sự chứng ngộ Niết Bàn theo quan điểm Phật giáo. Để biết “đường chân trời không có gì” thì con người phải có sự trải nghiệm và trí tuệ nhất định, hành trình tìm kiếm Linh Sơn giống như một công án thiền.

Ngoài ra, ta dễ thấy con đường thường là biểu trưng cho sự thử thách. Chẳng hạn Ullisse đã phải vượt qua thử thách ở hòn đảo của tên khổng lồ ăn thịt Polliphem, dứt được cám dỗ về sự bất tử từ nàng Calipso để đoàn viên với nàng Menelap trong sử thi Homere; hay trạng thái thiếu tinh tấn của Trư Bát Giới nhiều lần biểu hiện có ý định chia hành lý bỏ dở chuyến đi Tây Trúc trong Tây Du Ký... Do đó, lòng quyết tâm, sự kiên định là điều cần thiết để vượt qua trông gai thử thách nhằm hoàn thành trí nguyện.

Tuy nhiên, có con đường càng đi càng gần đích, nhưng cũng có con đường dẫn ta đi xa định vị của nó. Bằng lý trí, sự tính toán và kinh nghiệm sẽ giúp ta tìm thấy con đường “càng đi càng gần” nhưng nếu đi bằng bất cứ phương tiện hiện thực nào và phán đoán lí trí nào để tìm kiếm Linh Sơn thì chỉ khiến ta càng đi càng lạc lối như ông lão ở chương 76 đã nói với nhân vật: “Càng đi càng xa, ông lão cả quyết nói” [14, 678].

107

Trần Đĩnh trong lời giới thiệu mở đầu bản dịch có đặt câu hỏi: “một cuộc đi không tới nơi?” hay “chuyến đi vất vả và hình như công cốc‟ [14, 6]. Và chính sự thử thách này dẫn đến nhận thức và cao hơn nữa là sự giác ngộ về Linh Sơn, càng kiếm tìm càng xa vì Linh Sơn chỉ thấy được bằng cách “quy nguyên phản bản” theo tinh thần tiên thiên bát quái của Phục Hy hay tinh thần “trực chỉ chân tâm” của thiền tông Phật giáo. Do vậy “chỉ một xê xích mảy may có thể biến cuộc tìm kiếm ấy thành một trò đùa của vô minh”.

Đó là con đường tìm kiếm trong lối thiền định, kiếm tìm bên trong, nghĩa là ta cứ đi để mọi thứ vướng bận rơi rớt lại: vật chất, quyền lực, danh vọng, nhục dục... Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa nhắc ta thêm rằng, để đi đến đích sớm hơn phải biết chú tâm và vượt qua mọi cám giỗ.

Đối với Linh Sơn, phải đến chương 76 thì nhân vật mi mới cắt đứt được bóng hình của những người phụ nữ, cắt đứt mọi hồi ức và nỗi cô đơn đeo bám suốt cuộc hành trình.

Mi kiếm tìm Linh Sơn chắc hẳn không phải là một chuyến hành hương đúng nghĩa của những người theo tôn giáo. Linh Sơn là đường đi của một con người trong tất cả các mối quan hệ xã hội, con người ấy bị giăng mắc bởi nhiều tâm sự, cám dỗ, nhục cảm, chất chứa nhiều nỗi sợ hãi và sự cô đơn. Nhưng ta vẫn cảm nhận thấy một cách tinh tế rằng, có một sự trở về nào đó âm thầm trong Linh Sơn gắn với tác giả và gắn với chúng ta. Ai cũng hiểu “Linh Sơn chẳng ở đâu xa mà ở chính trong tâm ta” nhưng tâm ta đâu chỉ có Linh Sơn mà còn có cả “Ngân Hà, Giao Trì, Hoàng Tuyền, Thiên Thai, Long Cung, Vô gián ... thì ra “tha nhân là tự tại”, “vạn vật giai bị vu ngã” là như vậy.

Con đường tìm kiếm Linh Sơn của nhân vật còn là con đường giác ngộ

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 100)