Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Không gian thiên nhiên

Không gian thiên nhiên trong Linh Sơn chủ yếu là những khu bảo tồn thiên nhiên, những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng phía nam Trung Hoa. Không gian núi được thể hiện cụ thể trong 25 chương, không gian rừng trong 10 chương và không gian sông hồ trong 15 chương. Và trong suốt hành trình của người kể chuyện ta, nhân vật đã trải qua 9 khu bảo tồn thiên nhiên, 16 danh lam thắng cảnh và 4 di tích lịch sử trọng điểm quốc gia.

Đó là vùng Ngọa long ở huyện Vấn Xuyên nằm giữa Môn Giang và Đại Độ Hà, có độ cao trên dưới 4000m nơi được xem là một trong những khu bảo tồn trọng điểm quốc gia, được liệt vào vùng bảo hộ sinh vật của thế giới (chương 2,4,6,8,10). Đó là vùng quan sát gấu mèo (chương 6), khu bảo hộ Hạc cổ đen, Hạc xám ở Hồ Cỏ (chương 18), khu bảo tồn dưới chân núi Phạn Tịnh với loài rắn kỳ nổi tiếng (chương 30). Trại giám sát ở sông Hắc Loan vùng cộng cư của người Miêu, Thổ giao, Hán (chương 33), Khu bảo tồn vượn lông vàng ở huyện thần nông giá, tại khu Đại Ba Sơn, miền tây tỉnh Hồ Bắc, tiếp giáp Tứ Xuyên (chương 57).

87

Từ điểm nhìn ta bằng những chuyến đi thực tế với mục đích tìm về thiên nhiên đã cho ta thấy được cách nhìn riêng của Cao về văn hóa truyền thống và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Bên cạnh không gian bảo tồn thiên nhiên mang đậm chất nguyên sơ, mĩ lệ là rất nhiều danh lam thắng cảnh thể hiện rõ nét sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Trong hành trình của mình, Cao cũng cho nhân vật của anh ta đến rất nhiều khu di tích và đặc biệt là không bỏ lỡ cơ hội để được ngắm cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước. Ngay địa danh Ô Y ở phía đông nam thành phố Nam Kinh xuất hiện từ chương đầu của tác phẩm cũng là một trong những địa danh nổi tiếng trong văn học. Ngoài ra, còn rất nhiều những địa danh nổi tiếng khác như Hồ cỏ (chương 18), thác Hoàng Quả Thụ trên sông Bạch Thủy với vẻ đẹp huyền thoại của hồ nước Long Cung (chương 22), hồ Cửu Long với loại cỏ tóc rêu màu vàng (chương 35), con sông Cẩm Giang nước trong có thể nhìn thấy đáy (chương 30). Không chỉ là cảnh đẹp nên thơ của sông nước mênh mông mà còn có sự hiện diện uy nghi của núi non trùng điệp. Đó là dãy núi Thanh Thành với 36 ngọn và 108 thắng cảnh nổi tiếng của huyện Tứ Xuyên, đây cũng là nơi được các Đạo sĩ chọn làm nơi tu hành, luyện phép…

Không gian thiên nhiên và không gian văn hóa trong Linh Sơn được hòa quyện không thể tách rời với những danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên với hàng loạt di tích lịch sử rất đa dạng và phong phú. Đó không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên đơn thuần mà còn là những di tích lịch sử gắn với những hoạt động sinh hoạt văn hóa, tâm linh của con người từ thời cổ. Đó chính là không gian của thiên nhiên được con người chọn lựa để lưu giữ lại những nét sinh hoạt văn hóa của mình.

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 86)