Dịch chuyển tuyến tính

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2. Dịch chuyển tuyến tính

Không gian điểm và tuyến tính cũng là một trong những đặc điểm của truyện cổ tích. “Điểm” và “tuyến tính” vốn là những khái niệm hình học. Có

32

thể hiểu “điểm là phần không gian, nơi nhỏ nhất có thể hạn định được một cách chính xác, xét về mặt nào đó” còn không gian điểm là loại không gian có tính chất nhỏ hẹp mang tính khu vực, có sự biệt lập, không có sự mở rộng theo chiều dài dẫn đến hoạt động của nhân vật trong môi trường này bị bó hẹp, sự dịch chuyển có thể chỉ diễn ra trong một ngôi nhà, một ngôi làng, một đỉnh núi, một góc rừng… Nhân vật có thể dịch chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, nhưng đều có một nguyên tắc chung là dịch chuyển tuần tự, không có sự dịch chuyển kép và sự đảo trật tự thời gian. Nếu như trong thần thoại, cổ tích phương tiện dịch chuyển của các nhân vật thường là những vật thần kỳ, có thể vượt qua không gian cản trở một cách dễ dàng. Chẳng hạn như “chiếc thảm thần”, “cây chổi phù thủy”, “con chim đại bàng”, “đôi giày có cánh”… thì trong thể loại sử thi gắn với hành trình của các anh hùng thì phương tiện dịch chuyển lại gần gũi với đời sống hiện thực. Những anh hùng trong sử thi của Homere dùng “chiến thuyền”, “cưỡi ngựa” lâm trận, Đam Săn thì “cưỡi voi”, Rama thì “cưỡi ngựa” … Thời gian hoàn thành nhiệm vụ hay kết thúc câu chuyện có thể dài ngắn khác nhau nhưng đều diễn ra trong một tiến trình, nhân vật đến gần không gian nào thì tiếp tục mô tả về không gian đó, điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của không gian đối với việc mở rộng cốt truyện.

Có thể nói, không gian tuyến tính được hiểu là tính chất nối tiếp nhau theo trục thẳng và có tính tuần tự, nó là một chuỗi liên kết nhiều điểm không gian nhỏ bé thành một khoảng không gian trải dài và mở rộng. Dịch chuyển tuyến tính diễn ra một cách tuần tự không có sự đảo trật tự niên biểu, việc gì xảy ra trước thì kể trước, dịch chuyển đến không gian nào thì miêu tả về không gian đó một các có sắp xếp nên dễ theo dõi và đặc biệt là không hề có sự dịch chuyển diễn ra trong đời sống nội tâm nhân vật. Đặc điểm của văn học dân gian là đời sống nội tâm nhân vật nghèo nàn và chủ yếu mang tính

33

“chức năng” nhằm thể hiện những tâm tư, nguyện vọng và kinh nghiệm đời sống của người kể chuyện.

Không gian tuyến tính xuất hiện trong nhiều thể loại khác nhau trong văn học dân gian đặc biệt là truyền thuyết và sử thi. Bởi không gian tuyến tính là môi trường hoạt động chủ yếu của các nhân vật anh hùng, đó là dạng không gian một chiều gắn với những chiến công kì vĩ, lớn lao (12 chiến công của người anh hùng Heraklex). Nhân vật trong truyền thuyết và sử thi có đặc điểm là không ngừng mở rộng không gian của mình.

Dịch chuyển không gian từ thần thoại, sử thi đến cổ tích đều mang những đặc điểm và tính quan niệm khác nhau. Nếu dịch chuyển không gian trong thần thoại mang dáng dấp tín ngưỡng, tôn giáo gắn với thần linh; không gian trong sử thi gắn liền với những người anh hùng xuất chúng “đẹp tựa thần linh” thì sự dịch chuyển trong truyện cổ tích lại chuyên chở những mơ ước, nguyện vọng tốt đẹp về cái chân, thiện, mĩ của người bình dân. Vấn đề dịch chuyển không gian trong thể loại văn học dân gian luôn mang tính quan niệm và tượng trưng. Dịch chuyển không gian tồn tại trong mọi tác phẩm văn học, tuy vậy trong từng thể loại thì vai trò và ý nghĩa biểu đạt của chúng luôn có sự khác biệt. Có thể loại xem “dịch chuyển không gian” hay “chủ nghĩa xê dịch” là một nội dung trọng tâm chi phối cách cảm, cách nghĩ của tác giả trong những chuyến hành trình khám phá, du ngoạn của mình. Ngoài ra dạng không gian này còn được thể hiện rất rõ trong thể các thể loại Ký.

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)