Dưới góc nhìn văn hóa

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Dưới góc nhìn văn hóa

Cao Hành Kiện sinh năm 1940 tại huyện Cống Châu, tỉnh Giang Tây miền đông Trung Quốc. Cha của Cao là một nhân viên ngân hàng, mẹ là một diễn viên tài tử. Cao Hành Kiện lớn lên trong bối cảnh lịch sử có nhiều biến động, hết cuộc chiến tranh Nhật Trung lần thứ hai (1937 – 1945) đến nội chiến (1945 – 1949) rồi lại sống trong chế độ cộng hòa khắc nghiệt, dưới thời Mao Trạch Đông. Sau khi tốt nghiệp trung học, từ năm 1957 tới năm 1962 Cao Hành Kiện học Pháp văn tại trường Đại Học Bắc Kinh. Ông tham gia sáng tác nhiều loại hình nghệ thuật như: tiểu thuyết, kịch phẩm, phê bình văn học, dịch thuật, hội họa và còn làm đạo diễn sân khấu.

Thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa đã đưa đất nước Trung Hoa vào một tình trạng hỗn loạn, hàng triệu người vô tội kể cả các nhân vật cao cấp bị tố cáo không đúng và hành hạ đến chết. Có thể nói rằng giai đoạn này là một thời kỳ tăm tối đối với nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, những đền đài, viện bảo tàng bị đóng cửa thậm chí biến thành kho chứa rác, làm trại lính. Hàng loạt di sản văn hóa cổ bị phá huỷ - đồ cổ, tranh cổ cũng phải dấu cất trước mối họa đập phá, thiêu hủy bởi luận điểm: “những tàn tích của thời phong kiến lạc hậu

40

đó, ai còn giữ thì là phản động”. Vấn đề này cũng được Cao Hành Kiện trình bày trong cuốn tiểu thuyết Linh SơnKinh Thánh của Một Người.

Trong thực tế, cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc từng bị báo chí phương Tây phê phán là không biết gìn giữ những di sản văn hoá dân tộc. Thời điểm này, sáng tác văn học là vấn đề nhạy cảm, nguy hiểm. Sau khi bị vợ mình tố cáo là lén lút viết văn, Cao Hành Kiện bị đưa đến trại lao động cải tạo trong 6 năm dài. Thời gian sau đó, từ năm 1980 đến 1987, Cao sáng tác trở lại với vai trò là nhà phê bình văn học, viết truyện ngắn và một số vở kịch đăng tại các tạp chí văn chương ở Trung Quốc. Năm 1983 Cao viết vở Trạm Xe tác phẩm ngay sau đó bị xem là một văn bản độc hại cho nước Cộng Hòa Nhân Dân. Hai tiểu thuyết Người Rừng (1985) và Bỉ Ngạn (1986) ngay sau khi ra đời đã biến nhà văn trở thành đối tượng phản cách mạng và chính thức bị nhà cầm quyền Cộng Sản cấm phổ biến và trình diễn. Kể từ thời điểm ấy, tác giả bị công an theo dõi gắt gao hơn. Để tránh khỏi những phiền toái từ chính quyền đương thời, Cao đã đi lang thang trong 10 tháng qua các miền rừng núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên rồi thả bộ dọc theo con sông Dương Tử. Chuyến đi của Cao ban đầu với mục đích tránh khỏi giai đoạn kiểm soát gắt gao của chính quyền, sau đó là chủ động tìm kiếm văn hóa truyền thống dân tộc. Không chỉ thế, sau sự kiện bác sĩ chuẩn đoán nhầm ung thư phổi, nhà văn như cảm thấy mình vừa sống lại sau bản án tử hình nên đã quyết định tìm kiếm một cuộc sống mới. Đó chính là những nguyên nhân, cảm xúc chi phối hành trình của Cao Hành Kiện dẫn đến sự ra đời của tiểu thuyết Linh Sơn.

Có thể nói rằng, bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội đã tác động mạnh mẽ vào đời sống vật chất và tinh thần của nhà văn. Thứ nhất, bị theo dõi khắt khe dẫn đến tâm lí tù túng là không thể tránh khỏi. Ngay cả người vợ của Cao Hành Kiện cũng trở thành nhân chứng tố cáo ông nên những giá trị tinh thần qua con mắt nhà văn có phần bị đảo lộn. Một thực tế là: tai họa cận kề có thể

41

đổ xuống đầu tác giả bất cứ lúc nào. Hơn thế, một người sống bằng nghề viết lách nhưng tác phẩm lại bị cấm tiêu thụ đồng nghĩa với thất nghiệp. Do đó một Bờ Bến Khác là một khao khát cháy bỏng của nhà văn trong thời điểm ấy, đó là một nhu cầu hết sức nhân bản và thực tế.

Những tâm lí bất mãn, thất vọng và những mối hiểm nguy rình rập buộc Cao Hành Kiện phải lánh nạn để đến một Bỉ Ngạn sống một cách yên ổn và tự do để sáng tạo nghệ thuật. Đó chính là lí do ra đời của: tiểu thuyết Linh Sơn, tự truyện Kinh Thánh của một Con Người, vở kịch Trạm XeĐào Vong. Cũng từ đó ta thấy một khao khát cháy bỏng, nỗi hoảng hốt giăng mắc trong tâm hồn của một người làm nghệ thuật chân chính. Từ sự bất mãn dẫn đến mong muốn chối bỏ hiện thực xã hội đương thời đã biến Cao trở thành một kẻ “tị nạn chính trị”.

Năm 1987 Cao Hành Kiện chấp nhận sống lưu vong ở Pháp để được tự do làm nghệ thuật nhưng vẫn chú ý đến tình hình chính trị xã hội trong nước. Năm 1992 ông giành giải Huân chương về Văn học và Nghệ thuật” của chính phủ Pháp. Trước biến cố Thiên An Môn ông đã công khai tố cáo tội ác dã man của nhà cầm quyền Trung Quốc vào năm 1989. Từ 1998 sau khi nhập quốc tịch Pháp, ông cư ngụ tại ngoại ô Paris, khu Bagnolet với công việc chính là viết sách, soạn kịch và làm triển lãm nghệ thuật.

Đến năm 2005, Cao Hành Kiện hoàn thành bộ phim với tiêu đề

Silhouette/ Shadow (Bóng/ Bóng tối) như một cuộc hành trình riêng tư của Cao đi vào thế giới siêu hình. Qua bộ phim ta có thể thấy được những hiệu ứng mờ ảo đan dệt những cảnh đẹp vừa mỏng manh với những họa hình thư pháp màu đen chảy trôi trên phông nền trắng chủ đạo. Nhà họa sĩ đi tới đi lui trước ống kính máy quay phim nhưng hầu như không nói gì suốt bộ phim dài 90 phút. Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2007, ông tung ra một cuốn sách có cùng tựa đề cũng qua đó giải thích bộ phim bằng những bài tiểu luận, tranh ảnh và

42

thơ. Từ những điểm nhìn khách quan ấy, ta có thể khẳng định Cao Hành Kiện đã có một sự dịch chuyển hợp lí và sáng suốt. Đó là một sự dịch chuyển không gian mang tính chất sinh tồn và mang tính tự vệ. Một hạt giống tốt đã được sinh sôi trên một môi trường văn học nghệ thuật thuận lợi, đó chính là nước Pháp - một quốc gia đứng đầu thế giới về giải Nobel văn học, đây là một thực tế đáng tự hào của nền văn học Pháp hiện đại.

Dưới góc nhìn văn hóa, dịch chuyển không gian trong Linh Sơn trước hết, là một sự mở rộng không gian từ hẹp đến rộng, từ trong ra ngoài, từ không gian quen thuộc đến không gian xa lạ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lí của con người trong cuộc sống hiện thực. Chuyến đi của Cao Hành Kiện cũng giống như chọn lựa của nhân vật người trầm mặc trong vở kịch Trạm Xe của nhà văn. Trong khi những kẻ khác chỉ biết la ó, phàn nàn, dậm chân tại chỗ 10 năm trời mà không ra khỏi không gian chờ xe bus thì người trầm mặc đã lặng lẽ bỏ đi không nói một lời. Đó có thể được xem là một phản ứng, thái độ của nhà văn đối với xã hội đương thời còn nhiều bất cập.

Từ góc nhìn nhân bản, nhân văn cuốn tiểu thuyết Linh Sơn còn chạm đến nỗi cô đơn thường hữu mang tính chất bản thể vốn có của con người. Trong hành trình đến Linh Sơn nhân vật luôn cảm thấy mình đơn độc, nhân vật có nhiều khi như kẻ mộng du, không gia đình, không người chờ đợi. Ngay cả bóng dáng của những người phụ nữ đồng hành cũng chỉ bâng quơ như khách qua đường… Tất cả chỉ là những cách tự ôm ấp vuốt ve của tâm hồn để chống lại với nỗi cô đơn. Những ám ảnh về cái chết, nỗi cô đơn bám rễ dai dẳng trong suốt hành trình tìm kiếm Linh Sơn của mi. Qua đó thể hiện những bế tắc, trấn động tinh thần trong đời sống nội tâm của nhân vật. Dịch chuyển không gian trong Linh Sơn chẳng những là một phản ứng tự vệ trong đời sống hiện thực mà còn là một hành trình kiếm tìm hạnh phúc và giác ngộ tâm linh. Hoàng Thị Phương Ngọc cho rằng: “Dưới điểm nhìn tuệ nhãn, hướng vào nội tâm bên trong, không gian trong Linh Sơn vừa là không gian hành hương đến

43

cội nguồn văn hóa lịch sử Trung Hoa vừa là không gian của thế giới tâm linh đang hằng ngưỡng vọng và hướng tới” [34, 61].

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)