Thời gian hành trình

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Thời gian hành trình

Linh sơn là một cuốn tiểu thuyết mang đậm phong cách du ký, do đó thời gian hành trình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xâu chuỗi toàn bộ nội dung sự kiện của tác phẩm. Thời gian hành trình là một chuỗi thời gian mang tính chất tuyến tính. Nhờ thời gian này mà người đọc có thể xác định được tại một thời điểm nhất định nhân vật đang ở đâu (không gian điểm) nhân vật đang gặp gỡ những ai và đang làm gì (sự kiện cụ thể). Do đó, thời gian hành trình là thời gian của hiện tại gắn với sự dịch chuyển vật lí của nhân vật. Khi đó, khoảng thời gian nhân vật du hành qua các địa điểm khác nhau nhất thiết phải diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau, không thể cùng lúc mi

vừa đi đến thị trấn Ô Y vừa đến thăm vùng dân tộc miền núi. Do đó thời gian hành trình ở cấp độ vĩ mô được xác định từ lúc khởi hành tại một địa điểm cụ thể cho đến khi kết thúc hành trình tại một điểm xác định trong một khoảng thời gian cụ thể.

Thời gian hành trình là thời gian tiêu biểu gắn với dịch chuyển của nhân vật trần thuật ở ngôi thứ nhất ta. Dạng thời gian này mang tính chất tự thuật gắn với tác giả được thể hiện một cách chi tiết, cụ thể qua hành trình của người kể chuyện đồng sự.

81

Độ dài thời gian nhà văn đặt chân đến những vùng núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, thả bộ dọc con sông Dương Tử, thăm nhiều vùng bảo tàng, di tích văn hóa và vùng dân tộc thiểu số miền núi kéo dài khoảng 10 tháng. Đó là thời gian toàn cuộc hành trình gắn với tác giả, tạo tiền đề cho chúng ta soi chiếu vào thời gian hành trình của nhân vật như một người kể chuyện đồng sự. Ngoài khoảng thời gian hành trình mang tính chất bao quát chúng ta còn bắt gặp dạng thời gian mang tính chất phiếm định, không cụ thể được xác định bằng độ dài của ngày đêm như: qua hai đêm tại trại quan sát gấu trúc ở độ cao 2500m (chương 6), “Ta cùng hai người bạn đã dạo chơi ba ngày ở cái xứ sông nước này” (chương 67) hay “theo ông, để đến Kim Đỉnh, ngọn núi chính, đi và về phải mất ba ngày” (chương 33)…

Thời gian hành trình thường được xác định chủ yếu bằng đơn vị thời gian là ngày hoặc đêm. Chẳng hạn như: “tối qua ta ở nhà một người bạn làm báo” (chương 14), “tối qua ta nài nỉ để được ngủ lại trong ngôi chùa Quốc Thanh” (chương 69), “ một đêm thu muộn, gió tây bắc lạnh buốt thổi. Mi đạp xe, vật lộn với gió” (chương 60) hay “tàu thủy neo lại một đêm tại Vạn Huyện” (chương 75). Ngoài ra thời gian hành trình còn được biểu hiện trong tần số dịch chuyển của nhân vật. Chẳng hạn “Ta đã đến đây ba lần” nhà của vị trưởng làng về hưu của dân tộc Khương mà không gặp (chương 4)…

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 80)