Hiện thực hóa không gian ảo

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Hiện thực hóa không gian ảo

Trong tiểu thuyết Linh Sơn, ta luôn cảm thấy sự sống động của hiện thực dù đó là cảnh mơ mộng hay hồi ức. Đó có thể nói là một sự tái hiện có chọn lọc của người kể chuyện thông qua thủ pháp chi tiết hóa nội dung miêu tả trong tác phẩm. Nhà văn đã đưa những cảm xúc, giác quan vào trong việc cảm nhận không gian, từ âm thanh đến màu sắc, hương vị dù là thực hay ảo một cách sống động, chân thực. Chẳng hạn trong chương 42, khi mơ thấy mình chết, nhân vật còn nghe thấy tiếng gào thét, tiếng của những bài tế ca nguyên vẹn từ bà cụ làm chủ lễ trong đám tang: “Mi toan co cẳng bước qua bà ta nhưng bà ta bắt đầu the thé réo lên:

Tu Tan a! Tu Tan ô! Chân bé như đôi đũa, Đầu to như cái lồng vịt, Nó đến thì việc xong nhanh Nó đến thì ta nhờ vả được Cầu cho nó đến nhanh

94

Bảo nó đừng có chậm!

Bà vẫn gào réo, từ từ đứng lên, vẫy vẫy tay về phía mi, các móng tay bà như những móng gà con chĩa vào mắt mi.” [14, 353].

Mối liên hệ giữa hiện thực và mơ mộng được sáng tỏ khi đọc đến chương 41. Ở chương này, người kể chuyện ngôi thứ nhất ta đã được một người bạn Mèo tặng cho một tập viết tay về ca dao dân ca đã được dịch sang tiếng Trung. Để rồi chính những bài ca đó lại xuất hiện trong giấc mơ của nhân vật ở chương 55. Điều đó cho thấy, yếu tố kinh lịch và tưởng tượng luôn đan xen và bổ khuyết cho nhau, bên cạnh đó ranh giới của người kể chuyện xưng mita có sự gặp gỡ và làm sáng tỏ dần từ chương 31 trở đi. Âm thanh và hình ảnh, động tác của người và cảnh vật trong mơ mộng cũng được miêu tả hết sức chi tiết và sinh động.

Phương thức hiện thực hóa không gian kỳ ảo trong Linh Sơn chính là phương thức chi tiết hóa và cụ thể hóa khi miêu tả cảnh vật và sự kiện trong bối cảnh của những giấc mơ và dòng hồi ức. Không gian nhờ vậy không chỉ được mở rộng nhờ miêu tả mà còn được diễn đạt thông qua những cảm xúc đến từ các giác quan thực tế khiến cho âm hưởng đời sống và cảm giác mộng ảo đan xen khó phân tách tạo nên hiệu ứng hư thực kết hợp, kỳ ảo biến hóa khiến cho truyện kể vừa có màu sắc ký sự, du ký vừa đậm đặc chất hư cấu, tưởng tượng.

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 93)