Dịch chuyển trong không gian tâm lí

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Dịch chuyển trong không gian tâm lí

Ngoại trừ 18 chương trong tổng số 81 chương trong cuốn sách không có dịch chuyển không gian thì 63 chương còn lại đều có sự dịch chuyển trong không gian hiện thực và không gian tâm tưởng. Cụ thể, sự dịch chuyển diễn ra trong không gian hiện thực gồm 37 chương; Dịch chuyển đan xen hiện thực và tâm tưởng diễn ra trong 17 chương và chỉ dịch chuyển trong tâm tưởng được thể hiện trong 9 chương. Nhân vật đã dịch chuyển 59 lần trong 26 chương bằng phương thức hồi ức, mộng mị và kỳ ảo, chiếm khoảng 18% tổng số lần dịch chuyển trong toàn tác phẩm.

Không gian hồi ức xuất hiện 21 lần (36%), không gian mộng mị 11 lần (19%), tưởng tượng 10 lần (17%), kỳ ảo 17 lần (29%). Có thể thấy phương thức hồi ức và kỳ ảo là hai phương thức chủ yếu (chiếm 65%) cách thức mà nhân vật dùng để trở về quá khứ và lạc vào những không gian xa lạ. Đó là những không gian của kỷ niệm: con phố nhỏ, mảnh sân nhỏ, khoảng vườn bỏ hoang, bức tường đổ… gắn với những con người thân mến như người bà, bố, mẹ, chú và người vợ thông qua ký ức, hoài niệm và mộng mị. Những không gian tâm lí này được miêu tả cụ thể gắn với cả người kể chuyện xưng ta, mi và nàng. Đó là hồi ức của nhân vật khi bị phán đoán nhầm ung thư phổi (chương 12), đi dạo phố cùng bà ngoại (chương 22); lúc mới sinh ra, thời cải tạo lao động (chương 53, 61, 79). Cũng có khi chỉ là tưởng tượng “đằng sau

63

bức tường đổ được gặp gỡ người nhà quá cố (chương 37) hay trong những giấc mộng mị thấy mình đi lạc vào không gian chết chóc, thiên đường, địa ngục (chương 42, 66, 68, 78, 81). Như vậy, phương thức chủ yếu của dịch chuyển trong tâm tưởng chính là hồi ức, trí nhớ được xâu chuỗi lại theo cảm xúc của người kể chuyện.

Không chỉ thế, ta dễ có cùng quan điểm với Lise Triệu khi đọc đến những chương cuối cùng của cuốn Linh Sơn: Linh SơnKinh Thánh của một con người luôn “đầy đặn những triết lí và tư tưởng thiền”[34, 12]. Đặc biệt là trong 4 chương cuối (76, 78, 80, 81) ta thấy rất rõ quá trình dịch chuyển không gian tâm thức bằng phương thức của thiền. Đó chính là trạng thái tĩnh lặng của tâm tạo nên những hiệu ứng kỳ ảo trong trí não. Trạng thái thiền định nằm trong ranh giới giữa ý thức -vô thức và những hình ảnh trong không gian thiền không tuân theo một logic cụ thể nào. Trong chương 78, 80 nhân vật đang trôi nổi dưới dòng sông đen ngòm bỗng nhiên lại xuất hiện trong một làng tuyết trắng phủ trên đồi, qua khung cửa sổ lại thấy con ếch trong vai trò là thượng đế, tuyết ngoài trời thì vẫn rơi lặng lẽ… nhưng khi đó, nhân vật không hề dùng đến hồi ức, liên tưởng hay quan sát hiện thực mà không gian vẫn luôn dịch chuyển không ngừng. Một mặt có thể xem đó là không gian của hội họa được tái hiện trong một bức tranh, đồng thời cũng chính là không gian tâm tưởng mà hành giả đã dịch chuyển bằng phương thức thiền định đầy độc đáo, thú vị mang đậm màu sắc tâm linh.

Do vậy có thể nói, hành trình tìm kiếm Linh Sơn là hành trình mang đậm chất tâm linh tôn giáo. Dịch chuyển trong không gian tâm lí chỉ có thể đạt được thông qua phương thức siêu hình, phi vật chất như mơ mộng, tưởng tượng, hồi ức do đó không gian mang màu sắc phi cản trở, nhân vật có thể dễ dàng trở về không gian trong quá khứ cũng như tưởng tượng về không gian của tương lai. Thông qua phương thức dịch chuyển này, con người giải phóng

64

được những ẩn ức tinh thần cũng như thể hiện khát vọng bay bổng vươn đến những chân trời rộng mở, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 62)