Không gian sinh hoạt

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Không gian sinh hoạt

Không gian là môi trường hoạt động không thể thiếu của nhân vật, nó có thể làm nhân vật nổi bật hẳn lên nhưng cũng có thể làm cho bóng dáng con

88

người trở nên nhạt nhòa và bé nhỏ. Có thể khẳng định, không gian sinh hoạt chủ đạo trong cuốn tiểu thuyết là những không gian thị trấn miền núi, vùng nông thôn, vùng dân tộc ít người với đặc trưng là sự tổng hòa sinh thái, trên là núi non hiểm trở dưới là sông suối bao bọc. Những khu dân cư nơi ấy đa phần là người dân tộc thiểu số, cư ngụ ở một chốn hẻo lánh, dưới ngòi bút của Cao Hành Kiện hiện lên như một huyền thoại đậm chất văn hóa dân gian.

Ngoại trừ 5 chương miêu tả cảnh thành phố và sinh hoạt của nhân vật thì hầu hết các chương của cuốn tiểu thuyết đều miêu tả không gian sinh hoạt vùng nông thôn hay những thị trấn miền núi nhỏ bé, biệt lập. Do đó, ta hoàn toàn hiểu được mục đích của nhà văn trong chuyến hành trình này. Nhân vật không nhằm mục đích gặp gỡ một con người cụ thể để bàn chuyện làm ăn sinh lợi, chính trị hay mưu mô tính toán vật chất mà nhân vật chỉ có một tâm niệm tìm cho được “ngọn núi Linh Sơn” (với mi) và những chuyện li kỳ, lạ lẫm (với ta).

Trong hành trình đậm chất thực tế gắn với người kể chuyện xưng ta. Nhân vật đã phải trải qua một loại không gian trung chuyển tiêu biểu. Đó là những chuyến xe đường dài, những nhà ga, nhà nghỉ, khách sạn, bến tàu nơi tụ tập mọi hạng người đồng thời là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao tiếp xã hội. Nếu không gian sinh hoạt cá nhân gắn với đời tư của nhân vật, thì không gian sinh hoạt cộng đồng gắn với tập thể. Ngay chương đầu của tác phẩm, nhà văn đã hướng sự mô tả không gian hiện thực hỗn tạp thường gặp trên những chuyến đi từ âm thanh, mùi vị, màu sắc cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống.

Không gian trung chuyển với nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, trạm xe, nhà chờ, trung tâm đón tiếp hành khách… chính là những không gian thường xuất hiện trong tác phẩm này. Đó là những bến xe đường dài (chương 1, 3, 39, 45), nhà ga xe lửa ở thị trấn Thủy Thành (chương 22), …

89

Có thể nói, cứ mỗi lần dịch chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác nhất thiết phải có không gian trung chuyển. Đó có thể là bến phà, hoặc tại trung tâm đón tiếp của các huyện lị, ủy ban các địa phương, thị trấn miền núi. Những quán tạp hóa, nhà ăn, phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn ở cả nông thôn miền núi và thị trấn cũng đều là nơi trú chân trong suốt quá trình dịch chuyển gắn với người kể chuyện xưng tami.

Một trong những không gian sinh hoạt nổi bật đó là không gian Nhà thủy tạ xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm gắn với người kể chuyện ngôi thứ hai

mi. Không gian này nổi bật với vai trò là cầu nối gặp gỡ giữa minàng. Đây chính là không gian điểm tương đối khép kín ở thị trấn Ô Y gắn với người kể chuyện ngôi thứ hai, đó vừa là không gian hiện thực vừa lãng mạn thú vị. Không gian này vừa là trạm dừng chân cho hành khách nghỉ ngơi vừa là nơi người kể chuyện thong dong, bình thản ngắm bến phà (chương 3), dõi theo người phụ nữ mới gặp (chương 5), ngồi ngắm phong cảnh (chương 7), đi dạo dọc theo con đê lên ngược sông (chương 9).

Không gian gắn với người kể chuyện mi thường gắn với hồi ức, kỷ niệm. Chỉ có không gian con đường, căn phòngnhà thủy tạ mang tính chất hiện thực và mang tính đời tư diễn tả những dồn nén, nỗi cô đơn với những suy tưởng, mộng ảo của nhân vật. Không gian con đường, căn phòng trong tác phẩm này mang tính đa nghĩa, vừa là hiện thực nhưng cũng vừa là ảo giác của tâm hồn, đặc biệt khi gắn với người kể truyện ngôi thứ hai mi. Bên cạnh đó,

thị trấn Ô Y vừa là không gian của tuổi thơ, vừa là không gian nhân vật đi tìm kiếm ngọn núi tâm hồn đầy hư ảo.

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 87)