7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Dịch chuyển không gian trong thể tài du kí
Có thể nói, du ký là thể tài của “sự dịch chuyển không gian” chính không gian mang tính chất hành trình là môi trường tồn tại của hàng loạt những sự kiện, câu chuyện, những dấu ấn gắn với nhân vật dịch chuyển. Điểm độc đáo của thể loại này là ở chỗ, nhân vật và hành trình du ký của họ là một hiện thực mang tính trải nghiệm của “thân” và „tâm” khi đến những
34
vùng đất mới hay những địa danh nổi tiếng ... Con người dịch chuyển với hành trình của mình chính là chủ thể sáng tác, họ không phải là nhân vật trong truyện cổ hay anh hùng trong truyền thuyết mà đích thực là con người mang hơi thở thời đại. Họ đi đến những vùng đất có thật, những địa danh xác lập trên bản đồ, đi đến đâu, ấn tượng điều gì thì lưu giữ lại như một kỷ niệm thú vị có thể sẻ chia cùng mọi người. Hiện nay thể loại du ký dành được sự ưu ái đặc biệt của độc giả với những tác phẩm rất được yêu thích như: On the Road (Jack Kerouac), As I Walked Out One Midsummer Morning (Laurie Lee), The Great Railway Bazaar (Paul Theroux) …
Ở Việt Nam những năm gần đây, do tiến trình hội nhập diễn tra mạnh mẽ, phong trào du học phát triển tự do đã giúp cho nhiều người trẻ tuổi thế hệ 8X, 9X có cơ hội bước vào thế giới rộng lớn với nhiều dấu ấn và kỷ niệm thú vị. Bằng niềm say mê khám phá hiểu biết của người trẻ, họ đã đưa cả thế giới vào trang viết của mình với một khí thế yêu đời và cuộn trào sức sống. Chẳng hạn như Ngô Thị Giáng Uyên với Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương,
Bánh mì thơm, cà phê đắng. Phan Quang với bộ ba tác phẩm du ký: Bên mộ vua Tần, Thơ thẩn Paris, Chia tay trên sông. Hay mới đây nhất, cô bé thuộc thế hệ 9X Nguyễn Thị Khánh Huyền làm sôi động làng sách với cuốn Xách ba lô lên và đi với hành trình du ký qua hơn 20 quốc gia trên thế giới …
Hơi thở thời đại của du ký với con người du hành khác hẳn với nhân vật trong văn học dân gian và trong những tác phẩm hư cấu ở chỗ, đó là con người hoàn toàn chủ động trong việc “dịch chuyển không gian” (không gian được chọn lựa để đi đến), một đặc trưng nữa, nhân vật du kí - họ không phải là anh hùng, không phải là người hiền lành trong cổ tích đi tìm phép màu trong thế giới kỳ ảo mà họ xem dịch chuyển không gian như một cuộc hành hương, cuộc phiêu lưu, khám phá, phát hiện mang tính giải trí làm tăng chất lượng đời sống. Họ là những con người ít nhiều có máu lãng tử, có thú xê
35
dịch và chính thực tế đã cho họ nhiều kiến thức và hiểu biết uyên bác về đất nước, con người. Có thể nói, du ký là một thể tài văn học có phạm vi bao quát rộng, là một hành trình “đi rồi viết lại” những gì mình thích hoặc ghét một cách phóng túng, tự do.
Du kí gắn với cuộc hành trình, do đó thể loại này đã có từ rất sớm cùng với nhu cầu dịch chuyển không gian của con người. Du kí còn được phân loại dựa vào chủ thể người “đi và viết” bao gồm những người làm phóng sự, viết về những chuyến đi cho một thời báo, một lĩnh vực thời thượng trong xã hội… Phạm Xuân Nguyên cho rằng, thơ đi sứ trong văn học trung đại có thể được xem là những tác phẩm tiêu biểu, nói cách khác: do yêu cầu dịch chuyển vì công việc: nhận chức, thi cử hay thị sát dân tình thì nhà quan, kẻ sĩ đều có những bài thơ vịnh cảnh nơi mình đã đi qua… Trong tiếng Hán 旅记 (du kí) nghĩa là đã qua rồi viết lại, có khi được diễn đạt bằng 旅程 (hành trình) hay từ Journey trong tiếng Anh để chỉ những chuyến đi mang tính chất hành trình. Văn học du ký (travel literature) được viết dựa trên cảm hứng từ sự thích đi, những cuộc hành hương, những chuyến công cán, những cuộc thám hiểm và phát kiến địa lí về các vùng đất mới nhằm tiêu khiển hay kiếm tìm một lợi ích nhất định.
Sau hiện tượng Columbus tìm ra châu Mĩ, ở phương Tây làn sóng du kí với đầy những truyện kể anh hùng, các cuộc chinh phục và hành hương diễn ra rộng khắp. Bên cạnh những tác phẩm viết về hành trình du kí trải nghiệm thực tế của Marco Polo hay John Mandeville còn có rất nhiều tác phẩm du ký hư cấu như “tâm điểm của bóng tối” của Joseph Conrad, Thần khúc của Dante, Gulliver du kí của Jonathan Swift, Candide của Voltaire hay lịch sử Rasselas của Samuel Johnson. Trong thực tế yếu tố hiện thực của dạng “du kí hư cấu” này hoàn toàn là sản phẩm tưởng tượng phong phú của nhà văn. Ở phương
36
tây, có thể xem Robert Louis Stevenson (1850-1894) là người theo chủ nghĩa xê dịch (tourism literature) đầu tiên trong văn học. Ngoài ra phải kể đến những năm nửa cuối thế kỷ XIX, những nhà quý tộc, tu sĩ, những người có tiền và có thời gian rảnh rỗi đi châu Âu để tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc cổ rồi viết nhật ký làm kỷ niệm…
Thời phong kiến trung cổ Trung Quốc, văn học du kí (旅记文学) cũng biểu hiện khá phổ biến trong triều đại nhà Tống (960 – 1279), chúng được viết khá thường xuyên dưới dạng trần thuật, văn xuôi, tiểu luận hay mang phong cách của nhật kí. Một số tác giả nổi tiếng trong thể loại này như Phạm Thành Đại (范成大 – 1126-1193), Từ Hà Khách (徐霞客 – 1587 - 1641) họ đã làm giàu cho tác phẩm của mình bằng những thông tin về địa lí, những am hiểu tường tận về những địa danh nổi tiếng Trung Quốc. Nhà thơ, nhà chính khách nổi tiếng Tô Thức (苏轼 - 1037 - 1101) cũng thường vịnh cảnh đề thơ trên những chuyến đi thực tế của mình …
Từ những dẫn chứng trên, có thể nói du kí là một thể tài xuất hiện rất sớm và quen thuộc trong văn học nhân loại gắn với sự dịch chuyển không gian của chủ thể, nhân vật. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu, đông tây so sánh thì chưa được biết đến. Riêng ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn có biên soạn công trình “Du kí Việt Nam” tuyển tập các bài trên tạp chí Nam Phong, ngoài ra tác giả còn dành tâm huyết khá nhiều trong việc nghiên cứu thể tài này trong loạt bài “Du kí của người Việt Nam viết về các nước và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỉ XIX – đầu thế kỷ XX” hay “Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong (1917-1934)”.
Từ những vấn đề trên ta có thể tái khẳng định: du ký là một thể loại đặc biệt nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học, bao gồm lịch sử,
37
địa lí, văn hóa gắn với nhu cầu của mỗi cá nhân cụ thể. Cơ chế của du ký là hành trình dịch chuyển của chủ thể từ không gian này đến không gian khác. Tinh thần của Du ký là trải nghiệm, khám phá, bày tỏ những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân rồi chia sẻ cùng mọi người, kích thích tinh thần năng động, ham học hỏi của mỗi người khi đến những miền đất mới, được ngắm cảnh đẹp, ăn thức ăn ngon, truy tìm sản vật độc đáo mà nếu không có sự dịch chuyển không gian thì không thể cảm nhận hết sự thú vị.
Đối với dịch chuyển không gian trong văn học du ký thiên về hư cấu thì đó cũng là một chuyến phiêu lưu kỳ thú của tâm hồn và khả năng tưởng tượng độc đáo của con người. Quả thực, một tác phẩm du ký hấp dẫn không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa lý, giáo dục và đôi khi còn phản ánh trên phương diện chính trị xã hội. Một đặc điểm khá nổi bật của không gian trong thể loại du ký là số lượng điểm không gian trong một hành trình thường nhiều và đa dạng hơn dịch chuyển mang tính chất đơn lẻ, nhân vật do đó thường trải qua nhiều điểm không gian khác nhau trong chuỗi thời gian nhất định. Chẳng hạn như hành trình của thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh đã vượt qua 10 vạn 8 ngàn dặm trèo đèo, lội suối; trải qua 81 kiếp nạn xảy ra trong mỗi lần dịch chuyển không gian, có thể nói cứ mỗi kiếp nạn lại gắn với một sự thay đổi không gian gắn với nhân vật. Do đó hành trình của nhân vật du ký như một mũi tên chỉ dẫn đi từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc mà ở giữa là những “điểm trung gian” được xâu chuỗi một cách logic. Điều này có sự khác biệt rất lớn so với tiểu thuyết ở tính đảo trật từ thời gian, nghĩa là nhân vật dịch chuyển từ không gian này đến không gian kia không theo một trình tự thời gian và điểm không gian nhất định. Không chỉ thế, dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết hiện đại còn là một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng như chuyển cảnh, gán ghép điện ảnh… Như vậy vấn đề dịch chuyển không gian
38
trong các thể loại đặc trưng của văn học diễn ra như một dòng chảy liền mạch, bất tận và mang tính tất yếu khách quan.
Từ dịch chuyển không gian gắn với nhân vật (trong văn học dân gian), dịch chuyển không gian gắn với người sáng tác, kinh lịch, hư cấu (trong thể du ký) đến dịch chuyển không gian vừa gắn với nhân vật, vừa gắn với chủ thể sáng tạo (trong tiểu thuyết) chính là một hành trình “gió bể mây ngàn” của cuộc phiêu lưu từ hiện thực, đến cõi hi vọng lớn lao trong đời sống tâm hồn. Phải nói rằng, đến đại tự sự - tiểu thuyết, dịch chuyển không gian mang một tầm vóc lớn lao, chứa đựng nhiều quan niệm, tư tưởng và ý thức sâu sắc của người cầm bút. Vấn đề “dịch chuyển không gian” không chỉ khám phá tác phẩm từ phương diện thi pháp kết cấu không – thời gian mang tính chất biệt lập so với truyện kể mà nó gắn liền với “hành trình của nhân vật”, “hành trình của chủ thể dịch chuyển”.
Thực chất của dịch chuyển không gian chính là quan sát “hành trình của con người”. Đó có thể là con đường du ngoạn của kẻ lãng du trong Chiếc lư đồng mắt cua (Nguyễn Tuân), có thể là đường đời phiêu bạt tìm mẹ đầy cay đắng của Tam Mao, cũng có thể là con đường giác ngộ tâm linh trong hàng ngàn, hàng vạn chuyến hành hương tôn giáo,…