Dịch chuyển đa chiều

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Dịch chuyển đa chiều

Nếu dịch chuyển một chiều là đơn tuyến thì dịch chuyển đa chiều là một sự dịch chuyển kép, đặc biệt là sự xuất hiện của yếu tố tâm lí, khiến cho nhân vật từ không gian hiện tại về sống trong không gian quá khứ. Ta vẫn thường bắt gặp hiện tượng dịch chuyển không gian đa chiều gắn với sự thay đổi điểm nhìn trần thuật trong những tiểu thuyết hiện đại như Người Tình của Margarite Duras, Đi tìm thời gian đã mất của Macel Proust, Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn, Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk ...

Ngoài yếu tố hồi ức, ta có thể thấy dịch chuyển đa chiều còn là dịch chuyển trong những không gian kỳ ảo, nhân vật cùng lúc có thể ở hai không gian khác nhau như phép “phân thân chi thuật” của Naruto trong truyện Manga (漫画) của Nhật Bản hay phép thế thân biến cành liễu thành người khi đối mặt với Trấn Nguyên Đại Tiên của Tôn Ngộ Không (Tây Du Ký- hồi 26)... Như vậy, dịch chuyển đa chiều được xét trong chiều của thời gian (hiện tại, quá khứ, vị lai) và chiều của tư tưởng, tâm lí.

Dưới góc độ trần thuật, ta cũng nhận thấy một sự dịch chuyển đa điểm nhìn từ góc độ người kể chuyện. Khi mi, tanàng dường như sắp bỏ dở cuộc tìm kiếm Linh Sơn thì hắn ở chương 76 lại xuất hiện để hỏi về địa điểm

Linh Sơn. Thực ra, tất cả những phân thân của nhà văn xuất hiện dưới dạng người kể chuyện ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba đều được lí giải từ điểm nhìn của nhà văn ở chương 52. Do đó có thể thấy, dù dịch chuyển đa chiều hay đơn chiều thì mục đích tìm kiếm vẫn chỉ là một, nhờ vậy mà khung truyện kể được mở rộng và được làm sáng tỏ từ nhiều điểm nhìn bổ trợ. Trong tiểu thuyết Linh Sơn nhân vật có điểm xuất phát nhưng không có điểm quay về cụ thể, nên dễ nhận định dịch chuyển này tiến triển theo chiều dọc, một

67

chiều và khép kín. Mặc dù vậy, trong tác phẩm, chẳng khó khăn để bắt gặp hàng loạt những ký ức tuổi thơ của tác giả trong suốt cuộc hành trình gắn với

tami.

Trong thời gian mi đi tìm Linh Sơn thì ta đi tìm chân lí, lúc mi đi tìm những kỷ niệm tuổi thơ thì cũng là lúc ta đặt chân lên một xứ sở xa lạ nhiều bí ẩn. Cả cuốn tiểu thuyết là một cuộc dịch chuyển kép của thân và tâm, bao gồm sự dịch chuyển không gian trong chiều hiện thực - quá khứ và trong chiều phi thời của suy tưởng, mơ mộng. Hiện thực, hồi ức và quá khứ đan xen trong suốt cuộc hành trình gắn với ta, mi, nàng đã làm nổi bật lên một hiện thực: dù con người ta có ở nơi nào trong hiện tại thì cũng không ngừng nhớ về những không gian đã qua và nghĩ về không gian sẽ đến.

Nếu dịch chuyển về thân xác có giới hạn thì dịch chuyển về tâm là không có điểm dừng, nếu không gian hiện thực luôn mang tính cản trở dẫn đến việc dịch chuyển trong không gian là hữu hạn thì dịch chuyển trong không gian tâm tưởng là phi cản trở nên khả năng vượt qua là vô hạn. Có thể nói, dù dịch chuyển đa chiều hay một chiều thì bản chất của dịch chuyển không gian đã chứa đựng những thông tin về nhận thức, văn hóa.

Nếu những dịch chuyển hiện thực mang màu sắc khám phá, du ngoạn sẽ cho chúng ta những cảm nhận thú vị về cuộc sống hiện tại với những điều kỳ thú thì dịch chuyển về tâm lí với nhiều chiều kích của thời gian sẽ giúp tâm hồn ta được mở rộng chiều sâu một cách vô bờ bến. Tất cả những phương thức ấy đều có ý nghĩa nhất định đến việc mở rộng không gian và trí tuệ của con người.

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 66)