Tìm về thiên nhiên như một phương thức trốn chạy hiện thực

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Tìm về thiên nhiên như một phương thức trốn chạy hiện thực

Trong chương 61, Cao Hành Kiện đã trình bày rất chân thành những lí do cơ bản trong chuyến đi của mình chính là trốn chạy sự kiểm định gắt gao của xã hội đối với những sáng tác văn học của anh ta, nhân vật thổ lộ: “Tớ đi lênh đênh đây đó để trốn việc kiểm tra. Tớ đã đi nhiều tháng rồi. Khi tai tiếng yên đi, tớ sẽ thử quay về. Nếu tình hình xấu hơn tớ sẽ tìm một chỗ để vù. Muốn gì cũng không để bị đưa tới trại cải tạo lao động như một con cừu ngoan ngoãn, như những kẻ "phái hữu" những năm năm mươi”[14, 547].

Như vậy có thể nói, chuyến đi của “ta” mang yếu tố chính trị, có thể xem là trốn chạy hiện thực, nơi mà hoạt động văn hóa bị kiểm soát gắt gao, nơi mà những người viết tiểu thuyết như anh bị đưa vào tầm ngắm của các nhà chính trị đương thời. Trong chương 71 tác giả viết: “đại văn hào Lỗ Tấn đã bỏ cả đời ra để chạy trốn và ẩn nấp. May sao, cuối cùng ông tị nạn ở một tô giới nước ngoài nếu không ông đã chết bệnh hay bị ám sát. Ở đất nước này, đâu cũng chẳng an toàn” [14, 636].

Có thể nói, dù ở góc độ trần thuật nào, nhân vật cũng bộc lộ rõ quan điểm cá nhân về lịch sử xã hội và đặc biệt là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của nhà văn. Cao Hành Kiện sống trong thời điểm xã hội Trung Quốc có những biến động phức tạp về chính trị, văn hóa. Sau khi bị chuẩn đoán nhầm ung thư phổi, đời sống của nhà văn đã rẽ theo hướng mới.

69

Nhân vật muốn rời bỏ thế giới văn học đang sôi sục, rời bỏ gian buồng chất đầy sách báo và ngập mùi khói thuốc để tìm về thiên nhiên như một phương thức thanh lọc thân tâm. Đó là không gian thiên nhiên tươi sáng tràn đầy sức sống: “Trong ánh sáng vàng da cam của buổi sáng, các mầu sắc của núi non thuần khiết và tươi tắn, không khí trong lành, quang quẻ” [14, 25]. Dù là không gian được bao phủ bởi một ngày nắng đẹp hay mưa tầm tã, u ám bởi khói bụi hay sương mù, ánh trăng hay bầu trời trong sáng đều gợi nên cảm giác yên bình cho con người.

Không gian rừng núi nguyên sinh đã đem lại cho nhà văn một sức sống mới: “Ta hít sâu không khí trong lành của rừng. Ta mệt đứt hơi, nhưng ta không tiêu hao năng lượng. Phổi ta hình như đã được thanh lọc, không khí lọt vào đến gan bàn chân ta. Thân xác và tinh thần ta đang bước vào vòng đại tuần hoàn của tự nhiên, ta đang ở trong một trạng thái thanh thản mà trước đây chưa từng bao giờ biết đến.”[14,99].

Ngoài ra, không gian vùng nông thôn với cái yên bình được tạo nên bởi tiếng giun dế, ếch nhái vọng vào trong phòng trọ qua đêm ở một ngôi làng miền núi vắng vẻ thơm mùi lúa chín cũng làm cho nhân vật cảm thấy an toàn và dễ chịu. Trong quá trình trốn chạy hiện thực, nhà văn đã tìm về thiên nhiên như một phương thức chữa lành vết thương thể chất và thanh lọc tâm hồn, tạo điều kiện nhận thức bản ngã một cách sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 68)