7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Không gian khép kín
Từ góc độ trần thuật của cuốn tiểu thuyết, truyện kể được dẫn dắt chủ yếu bởi hai người kể chuyện: ngôi thứ nhất “ta” và ngôi thứ hai “mi” xen kẽ
98
và bổ trợ cho nhau. Hai vai trần thuật luân phiên một cách logic khiến ta cảm nhận đây là hai câu chuyện gắn với hai cuộc hành trình riêng biệt do sự di động điểm nhìn của người kể chuyện trong mỗi không gian và thời gian riêng biệt.
Không gian kinh lịch gắn với điểm nhìn của “ta” là những không gian được xác lập một cách cụ thể thông qua hành trình của nhân vật và mang tính chất tuyến. Thời gian là khoảng 10 tháng và không gian là những địa điểm dọc theo con sông Trường Giang vào thềm lục địa Tứ Xuyên. Nhân vật đã qua rất nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vùng dân tộc thiểu số miền núi, các nhà bảo tàng, những di tích văn hóa lịch sử…
Trong Linh Sơn, không gian kinh lịch xuất hiện trong 39 chương chiếm 48% trong khi không gian khép kín gắn với điểm nhìn trần thuật ngôi thứ hai “mi” xuất hiện trong 34 chương, chiếm 42 %. Có thể nói, kết cấu trần thuật của tác phẩm tương đối đều đặn với sự luân phiên điểm nhìn liên tục, lối tự sự đa nguyên và phức điệu khiến truyện kể trở nên khách quan, sinh động và cuốn hút.
Bên cạnh không gian hiện thực không ngừng mở rộng theo bước chân của nhân vật (đậm chất du ký) thì không gian thị trấn núi Ô Y chính là không gian khép kín, tổng hòa những yếu tố thực - ảo, vật chất – tâm linh, hạnh phúc – đau khổ … mang màu sắc huyền ảo Mĩ La tinh. Có thể nói thị trấn Ô Y là không gian mang linh hồn của toàn tác phẩm.
Bắt đầu cuộc tìm kiếm từ chương đầu tiên với: “Xắc trên lưng, xà cột ở tay” đến kết thúc cuộc tìm kiếm ở chương 76: “bờ bên kia của thị trấn Ô Y” không gian không có sự mở rộng ra bên ngoài, tất cả mọi hoạt động, sự kiện gắn với ta và nàng đều diễn tra trong không gian khép kín.
Đứng từ phương thức dịch chuyển của nhân vật để quan sát, có thể nhận thấy, ngoại trừ chương đầu tiên thì hầu hết dịch chuyển gắn với người trần
99
thuật ngôi thứ hai mi đều sử dụng phương thức đi bộ. Mọi hoạt động dịch chuyển không hề ra khỏi phạm vi của thị trấn Ô Y. Đây chính là không gian khép kín tiêu biểu gắn với đời sống tâm lí phức tạp của nhân vật.
Ngoài ra, trong hành trình của nhân vật, không gian “bến Vũ” với “vách đá oan hồn” (chương 9) cũng là một trong những không gian gắn với bi kịch của những người phụ nữ. Họ tìm đến đó để giải quyết những bế tắc, khổ đau trong cuộc đời. Đó là những không gian đen tối, không lối thoát khiến nhân vật mất phương hướng giống như mặc cảm khải huyền trong văn học Mĩ La tinh.
Nhân vật tìm đến Linh Sơn với lí tưởng là tìm kiếm sự an lạc, ở đó mọi sự vật, hiện tượng đều trong trạng thái nguyên sinh, có thể ngắm “linh hồn” và “cảnh phượng hoàng” nhưng để đến được Linh Sơn nhân vật phải trải qua muôn trùng vất vả với núi cao, vực sâu hay sông biển gầm thét. Đó là không gian hỗn mang bao gồm tất cả: hiện thực - tâm tưởng, thiên đường – địa ngục, hạnh phúc – khổ đau, giác ngộ - vô minh…
Do đó không gian thị trấn núi Ô Y vừa mang tính đồng hiện vừa như bị cô lập tuyệt đối. Nó được xác lập bởi một cộng đồng dân cư thiểu số, cư ngụ tại một nơi hẻo lánh tách biệt hẳn với không gian bên ngoài. Hình tượng “sau chuyến đi dài trong cô quạnh, hắn đến trước một ông lão quần trùng áo dài” gợi cho ta một cảm giác của huyền thoại, cổ tích. Không gian khép kín với đặc điểm nhỏ hẹp gắn với điểm nhìn từ quá khứ: gia đình, bạn bè, xã hội đến những mối quan hệ hiện tại: “bạn đồng hành”, “người chỉ đường” tạo cho không gian có chiều sâu của thời gian. Không gian khu biệt hẻo lánh và thưa thớt mang tính chất “làng xã” và “diễn xướng” tạo nên sự yên tĩnh và kỳ bí linh thiêng cho cuốn tiểu thuyết.
Không gian thị trấn Ô Y thực ra là không gian của sự trở về theo hình xoắn ốc mà Linh Sơn nằm ở chính giữa. Do đó, không gian này chứa đựng tất
100
cả những biến động phức tạp trong đời sống tâm hồn của nhân vật. Trong hành trình của mình, dù nhân vật đã kinh qua “trăm trốn ngàn nơi” thì Linh Sơn vẫn là linh hồn, tâm điểm của toàn cuộc tìm kiếm. Đó chính là sức nén của không gian khép kín với hư thực đan xen gần với hành trình giác ngộ chân tâm (quy nguyên phản bản) đậm chất tôn giáo.