Tính không hay là chủ nghĩa hư vô

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.3.2. Tính không hay là chủ nghĩa hư vô

Một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo là “tính không luận”. Nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp Roger – Pol Droit trên tạp chí “Le Nouvel observateur” tháng 4, 5 & 6 năm 2003 số đặc biệt về Phật giáo đã xem Đức Phật là vị chúa vĩ đại của tính không và cho rằng Niết Bàn gần với hư vô, và họ đã xem Phật giáo như một thứ hư vô chủ nghĩa, đã gắn liền Phật giáo với chủ nghĩa yếm thế của Schopenhauer.

Thiền sư, tiến sĩ Phật học Thích Tâm Thiện đã dẫn luận về khái niệm tính không như sau: “Tính không tiếng Phạn gọi là Sùnyatà. Đây là một từ hợp biến của hai âm: sùnya. Sùnya có nghĩa là không, là rỗng; là tiếp vĩ ngữ (tiếng hợp âm để biến thành danh từ). Theo ngữ căn, thì từ sùnya được phát sinh từ động từ svi, có nghĩa là phồng lên, sưng lên…Ở đây, hễ cái gì phồng lên bên ngoài – như bong bóng chẳng hạn- thì bên trong nó bao giờ cũng rỗng không. Do đó, sùnyatà được hiểu như là tính cách của trương độ (sự phồng lên) nó luôn luôn bao gồm hai mặt : bên trong và bên ngoài; hễ bên ngoài phồng lên thì bên trong rỗng”[52]. Ngài Long Thọ (nagarjuna) trong Trung Luận kinh cũng đã dạy: "Chúng nhân duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị không, diệc vi thị giả danh, diệc thị trung đạo nghĩa" nghĩa là các pháp do nhân duyên mà sinh ra, nên bảo rằng nó là không, là giả danh, và cũng là Trung đạo. Do đó, thế giới thực tại tính không này phải được nhìn từ hai mặt: Giả danh và Trung đạo. Giả Danh thực tế cũng chỉ là một tên gọi lâm thời cho một sự vật, hiện tượng mà không phải là tên gọi cho bản chất của nó. Ví như, mây, mưa, hơi nước,… những tên gọi này chỉ mang tính cách lâm thời nên chúng được gọi là giả danh. Còn Trung Đạo lại chính là chân lý của hai bình diện: tương đối (samvriti) và tuyệt đối (paramàtha). Đấy là một loại chân lý, theo quan điểm của các nhà đại thừa, là bất khả phân ly, luôn tồn tại trong trạng thái lưỡng lập.

77

Do vậy, tính không trong giáo lí nhà Phật được nhìn nhận là khác biệt so với chủ nghĩa hư vô phản ánh sự khủng hoảng tinh thần trong thế giới quan triết học tư sản nửa cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 ở phương Tây. Ở Trung Quốc, tư tưởng “siêu nhân” của F. Nietzsche và O. Spengler đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào Ngũ Tứ và cuộc đại cách mạng văn hóa, để rồi kết tội nền văn hoá truyền thống làm cản trở sự phát triển của dân tộc.

Trong vở kịch Đào Vong, Paris lục (1990) và sau đó là Không chủ nghĩa

(1996) Cao Hành Kiện đã có thái độ phê phán nhất định đối với tư tưởng Nietzsche. Từ đó, ta có thể hiểu một cách ngắn gọn: Chủ nghĩa hư vô chính là những quan điểm phủ nhận những giá trị lí tưởng, đạo đức, văn hoá, những hình thức sinh hoạt xã hội vốn dĩ được con người thừa nhận, đồng thời nó nuôi dưỡng tư tưởng anh hùng ưu việt với lí tưởng cải tạo xã hội. Hư vô chủ nghĩa do đó khác hẳn với thực tại luận tính không vốn đề cao sự giác ngộ giải thoát, chấm dứt mọi phiền não và đạt đến hạnh phúc.

Cuốn tiểu thuyết Linh Sơn không chỉ mang đậm hơi thở Thiền và tính không trong triết học Phật giáo mà còn là cái vô vi, hư không thanh tịnh trong Đạo Đức kinh: “Những người Đạo giáo lấy sự thanh tịnh làm nguyên tắc cơ bản, lấy vô vi làm thực thể, lấy tự nhiên làm cái sử dụng, lấy trường thọ làm chân lý nhưng trường thọ lại cần vắng cái tôi.”[14,571]. Đó cũng chính là sự gặp gỡ của tư tưởng vô vi và hữu vi, vô ngã và hữu ngã trong Đạo giáo và Phật giáo … Tinh thần giải thoát này khác hẳn chủ nghĩa hư vô hậu sinh mà Nietzche đề xướng.

Ở góc độ nào đó, tính không còn mang tính biện chứng sơ khai như khái niệm Đạo của Lão tử: “đạo sinh ư hữu, hữu sinh ư vô”. Không chỉ vậy, cõi Niết Bàn trong quan điểm nhà Phật chính là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh khác hẳn cõi sa bà là Vô thường, Đau khổ, Vô ngãBất Tịnh. Tính không như là một pháp phương tiện để giác ngộ, nhận thức và tìm đến sự an lạc. Trong Bát Nhã

78

Ba La Mật Đa Tâm Kinh viết: “sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị” hay “ thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”.

Đối với Linh Sơn cũng vậy, những ai hạnh phúc thì chẳng cần phải tìm kiếm sự linh nghiệm từ núi hồn như chính nhân vật đã tự nhủ: “Những ai hạnh phúc thì không cần đi tìm, đúng không? Người ta có thể đi đế sắt cũng không tìm thấy nó bằng tình cờ lại vồ vào nó đâu!”(chương 15). Do đó, tìm đến Linh Sơn cũng là sự kiếm mang tinh thần “sắc – không”.

Tinh thần của Nietzche là “thượng đế đã chết” thì trong chương 81 của

Linh Sơn, Cao Hành Kiện lại cho “ta” gặp gỡ thượng đế như một phản ứng trái chiều đối với Nietzhe, nhưng thượng đế lại ẩn dưới hình tượng một con ếch một mắt nháy (động); “một mắt mở không động đậy” (tĩnh). Chính yếu tố này đã tạo nên sự nhòe mờ khoảng cách giữa: ý thức - vô thức, có - không, hữu thanh - vô thanh, hiểu – không hiểu, niềm vui - nỗi buồn, tĩnh – động … Tất cả luôn tồn tại song song như những sát na của ý thức: “Ta không biết rằng ta chẳng hiểu gì hết, mà cứ lại cho rằng ta hiểu hết tất cả. Sự việc xảy ra sau lưng ta. Luôn có một con mắt bí ẩn, ta chỉ còn cách vờ là hiểu cả. Vờ ra nhưng cần hiểu thì lại đều chẳng hiểu. Ta thật tình cái gì cũng không hay, cái gì cũng không hiểu. Là như thế đấy”[14,715]. Đó chính là trạng thái u u minh minh, sắc sắc không không như trạng thái của sự giác ngộ giải thoát.

Hoàng thị Phương Ngọc có lí khi cho rằng: “Linh Sơn là một nghệ thuật không thích sự hoàn tất mà hướng về vô tận” [34, 28].

Tiểu kết:

Nếu như trong các thể loại văn học dân gian hay trong tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết hư cấu mang màu sắc kỳ ảo, nhân vật dịch chuyển một cách thần kỳ qua những không gian khác nhau nhờ những phương tiện thần diệu thì

79

trong tiểu thuyết Linh Sơn, dịch chuyển không gian không còn mang ý nghĩa quan niệm hay ý nghĩa đạo đức mà đó là một sự trải nghiệm của con người trong hành trình thực tế của tác giả. Đất nước và con người, cảnh vật ở phía nam sông Dương Tử đã được nhà văn ký họa lại như một tư liệu văn hóa sống động và chân thực hơn bao giờ hết. Bên cạnh dịch chuyển về thân gắn với điểm nhìn của ta là cả một hành trình dịch chuyển, tìm kiếm của tâm gắn với điểm nhìn của mi. Thông qua hành trình ấy, Cao Hành Kiện đã giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và nhiều chiều hơn về nền văn hóa đậm đà bản sắc của Trung Quốc, đồng thời cũng giúp ta thấy rõ ý nghĩa của dịch chuyển không gian trong đời sống tinh thần của nhà văn. Giá trị của dịch chuyển không gian trong Linh Sơn là đã đưa Cao Hành Kiện trở lại với thiên nhiên, tìm đến cội nguồn văn hóa và giác ngộ tâm linh để đạt một trạng thái tâm hồn bình an thực sự.

80

CHƢƠNG 3.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC KHÔNG – THỜI GIAN TRONG LINH SƠN

Một phần của tài liệu Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện (Trang 76)