7. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Không gian Thiêng
Nói đến không gian thiêng là nói đến không gian cao quý được cung kính tôn thờ và được giữ gìn bảo vệ. Loại không gian này bao gồm cả không gian tín ngưỡng dân gian (phong tục, sùng bái) và không gian tôn giáo. Có thể
91
nói, tâm thức về cõi thiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống nhân loại từ cổ chí kim, từ vương tôn quý tộc đến nhân dân lao động cực khổ. Đúng như Trần Lê Bảo nhận xét: “dù muốn dù không, dù tin với người này hay không tin với người khác thì không gian đó vẫn tồn tại, vừa khách quan vừa chủ quan”.
Chúng ta có thể thấy phong tục tập quán của những dân tộc miền núi người Hán hiện lên một cách rõ nét thông qua mô tả và kinh lịch của người kể chuyện. Từ quan niệm âm dương ngũ hành, lễ tiết trong năm, cả những hoạt động vu thuật diễn ra phổ biến trong quần chúng cho đến ngày nay … Dưới góc độ văn minh, những hoạt động đó được cho là mê tín dị đoan, đặc biệt là trong phong trào tứ cựu (bốn cái cũ phải chống đó là phong tục, tập quán, tư tưởng và truyền thống) trong đại cách mạng văn hóa ở Trung Hoa (chương 49).
Không gian Thiêng có ngoại diên rộng, bao gồm cả không gian tôn giáo, tín ngưỡng dân gian và không gian tâm linh trong mỗi con người. Cụ thể là, không gian Phật giáo, Đạo giáo chính thống và Đạo giáo dân gian xuất hiện đậm đặc trong các chương của cuốn sách. Chẳng hạn như không gian Đạo giáo xuất hiện trong 9 chương, không gian Phật giáo xuất hiện trong 2 chương. Điều này chứng tỏ, văn hóa vùng sông Dương Tử chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Đạo giáo.
Do đó, không gian đền miếu được mô tả rất chi tiết, từ màu sắc đến bài trí của các pho tượng cũng như lễ nghi của nhân dân được thể hiện trong nhiều chương. Chẳng hạn khi nhân vật đặt chân đến làng Linh Nham ở chương 15: “Mi bước vào. Trong miếu, ở chân pho tượng Hoa Quang đại đế, một dãy các bà già, tất cả đều móm đang hoặc đứng hoặc quỳ trước hương án thắp nến hương (…) Trên cái bàn hẹp dài kê ở trước mặt ngài có đặt bút lông, nghiên đá y như trên bàn giấy một viên quan chức dân sự. Trước các bàn lễ
92
vật, trên đó có để giá nến, bát hương, treo một miếng vải đỏ với dòng chữ thêu bằng lụa nhiều mẩu: Hộ quốc, bang dân, giữ nước giúp dân.”[14, 142].
Bên cạnh không gian Đạo giáo là cảnh quan nơi cửa Phật, một dạng kiến trúc Đông phương đặc trưng không kém so bởi những nét trang nghiêm thanh tịnh được miêu tả một cách chi tiết, sinh động và chân thực. Đó là cảnh ngôi chùa đá trên bãi bồi sông trường Giang mang tên Quốc Thanh dưới chân núi Thiên Đài (chương 69): “Qua một cửa tròn có ánh sáng lọt tới le lói, ta tình cờ đến khu sân bát ngát ở trước gian Đại Hùng Bảo Điện. Một con rồng lam canh gác ở mỗi góc mái có hai đầu đao cong vểnh lên trời; chính giữa một tấm gương tròn lấp lóa … Trên sân trời cao, đằng sau bát hương đồng đồ sộ, cả nghìn cây nến long lanh, tiếng chuông âm trầm làm không gian lay động”.[14, 626].
Ngoài ra, ta chủ yếu bắt gặp những không gian Đạo giáo dân gian xuất hiện trong tác phẩm. Chẳng hạn khi người kể chuyện đến thăm nhà người đạo sĩ già ở một sơn thôn nhỏ (chương 49), dưới miếu Bạch đế, núi Vu sơn, núi các mụ phù thủy (chương 51), nhà tu đạo giáo ở Thượng Thanh Cung (chương 63), gặp lão sư phụ của phái Chính Nhất Đạo trong núi Võ Đang, lên miếu Mái Vàng ở Nam Nhai (chương 65), đến di tích mộ Đại Vũ (chương 71), hay leo lên đỉnh một quả núi, vào một hốc núi có miếu đường, có tòa tháp thờ phụng Thái Thượng tam thánh (chương 74). Có thể nói không gian tâm linh tôn giáo hiện lên vừa lung linh, huyền ảo vừa thanh thoát, huyền bí.
Tín ngưỡng tôn giáo trong dân gian đã chứng tỏ có sự hòa quyện một cách tự nhiên của Tam giáo trong lòng tin tâm linh của nhân dân. Không gian thiêng được miêu tả rất chi tiết từ việc bài trí, bố cục, màu sắc, ánh sáng của những pho tượng đến cách hành lễ của tín chủ...
Với giọng điệu trần thuật khách quan, mặc dù Cao Hành Kiện không tỏ rõ thái độ rõ rệt về cách mạng văn hóa nhưng có thể khẳng định nhà văn luôn
93
xem trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Có thể nói, không gian tâm linh đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của dân tộc Hán nói riêng và nhân loại nói chung. Niềm tin ấy thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều có cùng một mục đích là cầu sự bình an, hạnh phúc.