7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Trạng thái chiếm lĩnh trong không gian văn hóa – tư tưởng
Nói đến không gian văn hóa – tư tưởng là nói đến sự tồn tại của con người trong toàn thể các mối quan hệ sinh thái tự nhiên và quan hệ xã hội. Sự tồn tại hoạt động của con người với hàng chuỗi những sự kiện tiếp nối nhau là nền tảng của mọi nền văn hóa và tư tưởng. Vấn đề văn hóa là vấn đề của con người với hàng loạt sự gặp gỡ. Như vậy sự chiếm lĩnh không gian được thể hiện trong ba mối tương tác: không gian vật lý – sự hiện diện của con người – những sự kiện cụ thể. Ba yếu tố này luôn đan xen khó tách bạch bởi tính hỗ trợ và môi giới lẫn nhau. Đặc biệt quan trọng chính là yếu tố con người với những sự kiện văn hóa riêng biệt.
Trong suốt hành trình của mình, nhân vật trong tiểu thuyết Linh Sơn đã gặp gỡ và giao tiếp với hơn 90 nhân vật bao gồm các nhà khoa học, người phụ trách, họa sĩ, bác sĩ, tu sĩ, người đứng đầu các viện bảo tàng – nhà văn hóa, … Trong đó, gặp gỡ nhiều nhất là chủ nhiệm các nhà bảo tàng, văn hóa: 13 người, sau đó là tu sĩ: 8 người… Điều này một lần nữa chứng tỏ chuyến đi của ta đậm chất thực tế mà bản chất là một hành trình du ký, ký sự. Mặt khác, đối tượng mà nhân vật gặp gỡ và tiếp xúc chủ yếu mang những thông tin về văn hóa và tôn giáo. Đó là những ca sĩ người dân tộc Di và dân tộc Khương
52
đã đem lại cho nhân vật những vốn hiểu biết về những lễ hội truyền thống, những bài hiếu ca, tế ca. Hay khi tiếp xúc với những người làm ở khu bảo tàng giúp mở mang tầm mắt cho nhân vật với những di tích đồ đá, những chiếc mặt nạ tinh xảo, những con quay dệt vải làm bằng sứ…
Sự gặp gỡ và tương tác của nhân vật đã làm bộ lộ những giá trị văn hóa dân gian và đồng thời cũng là đối tượng văn hóa để nhân vật khai thác. Ngoài ra, nhà văn đã rất kiệm lời khi miêu tả về các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, hầu hết là những người mới quen, mới gặp, họ không có tên tuổi mà chủ yếu được miêu tả rất khái quát theo kiểu “nhìn qua” mà không hề chú ý đến phân tích chi tiết xuất thân, đời sống nội tâm nhân vật. Sự phác họa vóc dáng, làn da, quần áo, khuôn mặt là mẫu số chung khi Cao Hành Kiện khắc họa bất kỳ một nhân vật nào. Chằng hạn như khi miêu tả nhà thực vật học già dẫn đường thì “đen và nhỏ” (chương 5), “người đàn ông mặt xám, nhợt như người chết” (chương 15), “người phụ trách trung tâm quản trị vóc dáng cao to” (chương 18) hay “ông giám đốc có tuổi, cao và béo” (chương 45)… Có thể nói, qua việc miêu tả nhân vật một cách đại khái thể hiện rất rõ tinh thần của nhà văn là chú trọng hướng vào những sự kiện văn hóa cụ thể, nổi bật hơn là qua tâm đến đời sống cá nhân của các nhân vật.
Ngoài ra, Cao Hành Kiện còn sử dụng motif huyền thoại thông qua việc xây dựng hình ảnh các nhân vật tu sĩ trong dáng vẻ thoát tục, ung dung tự tại và giác ngộ. Chẳng hạn như khi ta phát hiện ra bậc Chí Tôn trong ngôi chùa Quốc Thanh: “tuổi rất cao, mặc áo dài đã sờn và vá chằng vá đụp, tay trái cầm quả chuông nhỏ và tay phải cầm chiếc đũa sắt thanh mảnh” (chương 69) hay ở chương 76 với hình ảnh “ông già chống gậy áo chùng” làm ta liên tưởng đến các vị chân nhân mang dáng dấp huyền thoại. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những cái chết trôi nổi hay bóng ma trong chương 16, 42, 66 mang màu sắc của văn chương kinh dị: “bộ tóc dài rủ xuống vai và hai tay, làm nổi lên
53
thân người. Qùy trên hai gót, đầu cúi và đó là một cô gái. Kinh hoàng cô như cầu khẩn, kêu van. Đôi khi cô đổi dạng nhưng ngay lập tức cô lại lấy lại dáng vẻ thiếu phụ” [14,154]. Có thể nói cuốn tiểu thuyết Linh Sơn là một tác phẩm độc đáo, nhà văn đã phá vỡ lối tự sự thông thường bằng cách kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật từ huyền ảo hóa, trần thuật dòng ý thức đến kỹ thuật cắt ghép điện ảnh, trần thuật phi trung tâm, phi cốt truyện.
Người ta thấy hiện diện trong Linh Sơn là một câu chuyện thiền, một hành trình du ký, một tác phẩm kinh dị, một bức hội họa cũng như là một tác phẩm lí luận phê bình tiểu thuyết… Tuy nhiên, dù ở góc độ nào ta vẫn thấy được khát vọng chiếm lĩnh văn hóa và tâm linh của nhà văn.
Thông qua hành trình của mình, Cao Hành Kiện đã giúp người đọc có dịp tiếp xúc với các nền văn hóa bản địa của dân tộc Hán với những truyền thống, lễ nghi, sản vật văn hóa mang giá trị văn hóa sâu sắc được thể hiện trong hàng loạt di tích và cụm di tích vật thể và phi vật thể của con người. Chính sự gợi ý của những người dẫn đường, và những người dân bản địa đã tạo cầu nối, cơ hội để nhân vật xâm nhập vào đời sống sinh hoạt của từng vùng địa lí dân cư và khám phá ra nhiều giá trị văn hóa từ mỗi dân tộc. Điều đó là động lực để ta ghé thăm rất nhiều nhà bảo tàng, di tích cổ ở khu dân tộc ít người miền núi. Đó chính là nơi lưu lại những nét văn hóa truyền thống của dân tộc khi trải qua những biến cố của xã hội, đặc biệt là thời “đại cách mạng văn hóa”.
Với phong cách tự sự khách quan, nhà văn đã làm nổi bật những không gian văn hóa địa phương một cách chân thực, sinh động. Hàng loạt những địa danh được kể và miêu tả rất chi tiết. Đó là ngôi mộ hướng thiên của người Di cổ ở Diêm Thương; Di vật đồ đá mới ở bến Hà Mẫu thuộc tỉnh Triết Giang, Viên gạch đời Hán có hoa văn cổ trong quần thể những ngôi mộ đời Hán ở Hách Chương (chương 20, 22). Hay đoạn mô tả những công cụ bằng đá tinh
54
xảo từ hàng ngàn năm được thu thập lại ở miếu Bạch Đế tại Khuất Gia Lĩnh tỉnh Hồ Bắc (chương 51).
Bên cạnh hoài cảm tiếc nuối xen lẫn thất vọng về sinh thái: “Bây giờ nước Dương Tử đã rút ra xa, nơi này hóa thành một dải cát ô nhiễm”[14, 455] là sự xúc động, bàng hoàng của nhà văn khi được tận mắt chiêm ngưỡng những di sản văn hóa vật thể trong các nhà bảo tàng như chiếc mặt nạ đầu thú chế tác từ cuối đời Thanh ở nhà bảo tàng Qúy Dương (chương 24), những con quay dệt vải bằng gốm trang trí hoa văn đen trắng (chương 51)… Có thể nói, trong suốt hành trình du ký, nhân vật đã thu thập được rất nhiều cứ liệu văn hóa có giá trị từ những khu di tích văn hóa, tôn giáo, những địa danh lịch sử nổi tiếng.
Có thể nói, bên cạnh câu chuyện của mi đậm chất tự sự thì câu chuyện của ta lại đậm đặc màu sắc du ký. Nhân vật đã trải quan gần 40 điểm không gian văn hóa nổi tiếng. Lối tả cảnh chân thực bao quát gần – xa, cảm xúc của các giác quan được miêu tả hết sức chân thực và thú vị khiến người đọc cảm thấy như chính mình đang cảm nhận được vẻ đẹp và thời tiết nơi nhân vật đặt chân đến. Những không gian văn hóa này đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho nhân vật. Chẳng hạn khi thăm lăng mộ Đại Vũ trên núi Cối Kê đã gợi cho “ta” một cảm giác cô đơn với những hình dung về quá khứ, nơi của những hậu duệ người Hơmutu, người Lương Châu hay tổ tiên của dân Bách Việt (chương 71). Rời khỏi núi Thiên Thai nhân vật còn đến thành phố Thiệu Hưng nổi tiếng với những danh sĩ, anh hùng chiến sĩ cách mạng như Lỗ Tấn, Thu Cần…
Những di tích văn hóa vật thể hay phi vật thể trong kinh nghiệm của nhà văn đều gợi lên một quá khứ văn hóa của dân tộc. Do đó, không gian kinh lịch mà nhân vật đã trải qua chính là biểu hiện của không gian văn hóa lịch sử mang tính chất lịch đại với những thăng trầm biến đổi theo thời gian. Ngoài ra,
55
đặc trưng du ký thể hiện rất rõ trong việc mô tả cũng như giới thiệu về những địa danh nơi đặt chân đến của người kể chuyện. Không gian di tích văn hóa mang tính chất điểm, không có sự tuần tự về không - thời gian cụ thể. Nhân vật đi đến đâu kể lại đến đó hoàn toàn theo cảm hứng cá nhân. Dõi theo bước chân của nhân vật, ta có dịp quay lại với lịch sử đất nước Hán hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm trước để thấy được những chuyển biến của lịch sử, sự hữu hạn của con người. Bằng giọng điệu khách quan và nghệ thuật miêu tả cảnh chân thực, sống động khiến cho không gian văn hóa trong Linh Sơn hiện lên phong phú với nhiều màu sắc thú vị.
Do hành trình của người kể chuyện xưng ngôi thứ nhất có mục đích chủ yếu là đi sưu tầm ca dao, dân ca từ các dân tộc thiểu số miền núi. Nên hành trình khảo sát vùng dân tộc ít người thường gắn với người kể chuyện xưng ta, do đó đậm chất ký sự ghi chép trên tinh thần cẩn thận có trách nhiệm. Với hàng loạt những di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện trong chuyến hành trình nhân vật đến làng Mèo với câu chuyện về một vị tế sư, hay những lễ hội trọi trâu, những bài ca tế trống (chương 41) hay hội đua thuyền của người Mèo trên sông…
Có thể nói không gian vùng dân tộc thiểu số qua ngòi bút của tác giả đã hiện lên một cách sinh động, đầy sức sống. Hành trình của Cao Hành Kiện đã làm nổi bật nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc từ góc nhìn trải nghiệm, chân thực và sinh động với những di tích văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng của mỗi dân tộc.