Các danh lam thắng cảnh tiêu biểu

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 34)

Núi Thiên Nhẫn – thành Lục Niên ở Nam Đàn, di tích Hang Bua ở Quỳ Châu huyện miền núi miền Tây Nghệ An, thác Xao Va ở Quế phong và hệ thống các

hang động trải dài ở các huyện Nghĩa Đàn – Quỳ Hợp – Quỳ Châu – Quế Phong, Lèn Hai Vai ở Diễn Châu, Khu du lịch ven sông Lam kéo dài lên núi Quyết – Phượng Hoàng Trung Đô và rất nhiều những danh thắng nổi tiếng gắn liền với di tích lịch sử văn hóa… là những danh lam thắng cảnh được các cấp các ngành công nhận. Những danh thắng này là những điểm du lịch có cảnh quan đẹp, kết hợp hài hòa giữa phong cảnh của tự nhiên thiên nhiên như núi đá, rừng cây, suối nước do thiên nhiên sắp đặt bài trí…và các di tích của người xưa tạo ra hợp thành khung cảnh, hình thù có sức hút, say mê lòng người trước vẻ đẹp bao la hùng vỹ. Đây là những điểm du lịch rất thu hút khách địa phương và khách từ các nơi khác đến tham quan thưởng thức cảnh đẹp và tìm hiểu những giá trị văn hóa vật thể phi vật thể.

Danh thắng Hang Bua nằm trong dãy núi đá vôi “Phà én” ở phía bắc dãy Trường Sơn thuộc xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu là huyện miền núi tỉnh Nghệ An, gắn liền truyền thuyết lịch sử, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Thái, là di chỉ khảo cổ học của Nghệ An. Núi đá có diện tích lớn nhất có thể chứa hàng trăm người, bên ngoài cửa hang có thung lũng, nơi gặp nhau của ba con sông sông Quàng, sông Viết, sông Hạt, và có hệ động thực vật phong phú…gắn với truyền thuyết thần núi và thần nước giao tranh, chuyện tình Tạo Khủn-tinh và Nàng Ni…Năm 1937, vua Bảo Đại đã từng đến tham dự lễ hội, ngắm cảnh Hang Bua. Nơi đây lưu giữ nhiều dấu tích người Việt cổ sinh sống thời đồ đá cũ, là nơi hoạt động chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đến du lịch nơi đây du khách có thể đi bằng đường thủy, đường bộ, ôtô, xe máy.

Núi Thiên Nhẫn-thành Lục Niên là những di tích gắn với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh thế kỷ XV, được Lê Lợi xây dựng làm căn cứ chiến lược quân sự về trang bị lực lượng, lương thực vừa bao quát một vùng rộng lớn của lưu vực sông Lam, sông La, có thể theo dõi hoạt động quân Minh và khống chế cả vùng Nghệ An thời đó. Hiện nay dấu tích có thành mặt phía nam dựa vào

đỉnh núi, thành xây theo lối ghép đá, có hình lục lăng, cao 2,4m, dài 66m. Khoảng cách tường thành phía tây và phía đông rộng 1,5m đến 2,0m, mặt tường thành rộng 1,2m đến 1,5m. Trong thành xây hành cung và doanh trại.

Di tích Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô bên dòng sông Lam thơ mộng gắn liền phong trào khởi nghĩa Tây Sơn thế kỷ XX và được Quang Trung chọn làm trung tâm của đất nước xây dựng quốc đô, sách cũ ghi lại trong thành có xây lầu ba tầng, xung quanh có các đồn, trên núi có kho chứa lúa, cuối đời Tây Sơn thành đổ nay chỉ còn thấy dấu tích một thành cũ hình tứ giác không đều. Tuy là Trung Đô nhưng thành Phượng Hoàng nhỏ, có tường Nam dài chừng 300m, bức thành Tây dài 450m, nền cao ngang dọc cũng chỉ tầm 20m. Một số di tích khác phân bố những khu vực miền núi với dãy núi đá chứa đựng hang động kỳ thú, nơi ghi lại dấu tích cổ đại và vùng biển với những bãi tắm, hải cảng, cửa biển gắn liền di tích như đền Cờn, đền Cuông, đền Vạn Lộc…

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 34)