Tài nguyên văn hoá vật thể

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 26)

1.2.1.Các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng tiêu biểu

Thống kê về di tích lịch sử văn hoá toàn tỉnh năm 2004 có gần 1000 di tích lịch sử văn hoá được nhận biết. 131 di tích lịch sử văn hoá công nhận cấp quốc gia. Các di tích phân bố chủ yếu đồng bằng Hưng Nguyên, Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Yên Thành, Đô Lương và Vinh, một số ít các di tích nằm rải rác một số huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An.

Mật độ di tích là 50/1100km2

các di tích phân bố rải rác khắp tỉnh, mật độ quá thưa. Phần lớn di tích xếp hạng tại Nghệ An là các di tích lịch sử văn hóa mà nhóm di tích lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa chiếm nhiều. Nhóm di tích gắn liền với cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong nguồn tài nguyên văn hóa vật thể phát triển du lịch. Sau đây là một số di tích tiêu biểu của tỉnh Nghệ An.

Khu di tích Kim Liên gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chi Minh. Nơi đây còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình, gắn liền với con người, không gian làng quê đặc trưng của Nghệ An. Bao gồm các cụm di tích Hoàng Trù quê ngoại, khu di tích Kim Liên, Làng Sen, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, ao Sen, giếng Cố, lò rèn Cố Điền, nhà cử nhân Vương Thúc Quý, núi Chung, khu mộ Hoàng Thị Loan, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, quần thể cây đa – sân vận động, làng Sen. Khu di tích được công nhận di tích cấp quốc gia, có giá trị văn hoá lớn lao đối với con người và du khách, đây là vùng quê hương gắn liền với cuộc đời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc... Khu di tích

lưu giữ đầy đủ những kỷ vật bao gồm các di sản văn hoá vật thể như hệ thống ngôi nhà, các đồ dùng nội thất, sân vườn, ao cá…nó còn có giá trị thể hiện lại cuộc sống, con người vùng quê Bắc trung bộ hay của đất nước nói chung.

Thành cổ Nghệ An : Xây dựng năm 1804 triều Gia Long, năm 1831 được xây dựng bằng đá có 3 cửa là cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu. Nơi đay đã chứng tích sự kiện triều Nguyễn và thời kỳ chống Pháp của dân Nghệ An. Hiện nay được các cấp ban ngành quy hoạch thành hệ thống thành lũy có nhiều giá trị lịch sử, và hình thành khu ẩm thực, tham quan Bảo tàng, mua sắm, nhà thi đấu thể thao, sân bóng…

Khu di tích Mai Hắc Đế: trong quần thể di tích núi Đụn, hiện có 3 hạng mục công trình tiêu biểu là đền thờ, lăng mộ vua Mai và mộ của mẹ vua. Vị trí: Khu di tích vua Mai Hắc Đế nằm ở ven sông Lam, thuộc địa phận thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn), cách thành phố Vinh khoảng 22km về phía tây. Cách đi đến: Từ thị trấn Nam Đàn theo đường 15A, đến bờ đê đi tiếp khoảng 500m. Để tưởng nhớ công ơn Vua Mai Hắc Đế - vị anh hùng có công đánh đuổi giặc Đường, lập nên nhà nước Vạn An độc lập ở thế kỷ 8, một ngôi đền đã được lập để thờ ông tại đúng vùng đất ông đã lập căn cứ địa của nghĩa quân Vua Mai thuở trước. Tại khu di tích này có 3 hạng mục là đền Vua Mai, mộ Vua Mai (cách đền khoảng 3km) và mộ mẹ Vua Mai. Đền có diện tích trên 10.000m2. Từ đền Vua Mai, du khách theo đê 42 hoặc đi thuyền ngược theo tả ngạn sông Lam khoảng 3km về phía tây là đến khu mộ Vua Mai. Lăng mộ vua Mai được xây dựng ngay trên khu đất an táng hài cốt Ngài qua đời năm 723, trong thung lũng núi Đụn rộng vài chục mẫu, ba mặt có núi bao quanh, ngoảnh mặt về hướng đông, nhìn thẳng ra dòng sông Lam. Ngôi mộ được xây theo kiểu “thượng miếu hạ mộ” (miếu ở trên, mộ ở dưới). Hiện nay khu mộ đã được tôn tạo lại có qui mô bề thế, trang trí công phu. Khu mộ Vua Mai Hắc Đế gồm có mộ, hậu cung, bái đường.

Cách khu lăng mộ vua Mai vài ba cây số về phía Bắc, tại núi Giẻ ở làng Ngọc Trừng xã Nam Thái có lăng mộ mẹ vua Mai, năm 2000, ngôi mộ đã trùng tu và tôn tạo trên cơ sở giữ nguyên hài cốt tại vị trí người dân địa phương mai táng khi bà tử nạn cách đây hơn 1.300 năm trên đỉnh núi Giẻ.

Theo các tài liệu lịch sử để lại, Mai Thúc Loan vốn gốc quê ở Mai Phụ, một làng chuyên nghề làm muối ở ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Sau đó mẹ ông rời lên làm nhà dưới gốc cây Mai tại núi Giẻ, làng Ngọc Trừng, thuộc xã Nam Thái, huyện Nam Đàn ngày nay, sinh ra ông. Từ nhỏ ông đã phải chứng kiến nỗi gian truân, cực nhục của việc cống nạp sản vật lên triều đình nhà Đường. Bản thân ông cũng bao lần phải chịu cảnh cực nhục trên. Chính vì vây ông đã dấy binh khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường vào năm 722 và được ba quân suy tôn lên làm vua. Cuộc kháng chiến kéo dài 5 năm (722-726).

Tuy cuộc khởi nghĩa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng đã để lại một kỳ tích lớn lao. Lần đầu tiên trong lịch sử nghĩa quân của Mai Hắc Đế đã quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, lập nên nhà nước Vạn An độc lập, tự chủ ở thế kỷ 8, buộc nhà Đường sau đó phải bãi bỏ lệ cống nạp sản vật và thay đổi một số chính sách cai trị dân. Khu di tích Mai Hắc Đế đã đuợc Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ 12/1/1996.

Hang Thẩm Ồm: Đây là di chỉ khảo cổ học về nơi cư trú của người Việt cổ ở xã Châu Thuần, huyện Quỳ Châu là một trong mười huyện miền núi của miền Tây Nghệ An. Hang Thảm Ồm nằm giữa một vùng hang động đẹp: Tôn Thạc, Thăm Chang (Châu Thuận) có các lớp trầm tích thời Cánh tân chứa răng các động vật tức là người vượn đang giai đoạn tiến hóa, Hang Bua (Châu Tiến) là nơi lưu giữ di chỉ khảo cổ của người Việt cổ sinh sống ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Nơi đây còn là

chứng tích căn cứ cách mạng, hoạt động cách mạng trong chiến tranh chống thực dân Pháp.

Một số dấu tích thuộc tầng văn hóa Sơn Vi ở Kẻ Thận, Bản Bun, Bản Moong (Quế Phong), xuống tận vùng đồng bằng ven sông Lam như Rạng (Thanh Hưng, Thanh Chương), Dùng (Thanh Chương). Tầng văn hóa Hòa Bình (thời đồ đá giữa) với các di chỉ Hang Chùa (Tân Kỳ), Thẩm Hoi (Con Cuông)…

Làng Vạc: là di chỉ khảo cổ học thuộc xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn là một huyện miền núi phía Tây Nghệ An, được biết đến năm 1972, nằm bên bờ sông Hiếu, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, có hơn 10 năm từ 1981 đến 1991 các nhà khảo cổ thu thập hàng trăm, hàng ngàn hiện vật, là giá trị văn hoá tiêu biểu cho thời kỳ Đông Sơn cách đây 2000- 2500 năm trước với trình độ hoàn mỹ của nghề đúc đồng như lưỡi xẻng bằng đồng, vũ khí, dao găm, đục, rìu, cày, cuốc, xẻng chậu, nồi…đặc biệt vòng tay, vòng ống chân tinh xảo đẹp, hay các trống đồng có hình chim bay, chim đậu, người chèo thuyền. Di chỉ khảo cổ Làng Vạc thuộc văn hóa Đông Sơn và những hiện vật mang đặc thù địa phương cho thấy sự hiện diện của con người và quá trình tiến ra chiếm lĩnh vùng đồng bằng châu thổ Nghệ An từ rất sớm.

Ngoài ra, một số di tích lịch sử, văn hóa cách mạng thuộc các huyện miền núi, miền Tây Nghệ An được nhà nước công nhận cấp tỉnh như: Đền Chín Gian ở Châu Kim, Quế Phong. Đền Vạn – Cửa Rào ở Xá Lượng, huyện Tương Dương. Đền Bà Chúa ở Thanh Đồng, Thanh Chương. Đền Pu Nhạ Thầu ở Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn…theo thống kê sơ bộ của Bảo tàng Tổng hợp và Sở văn hóa – Thông tin tỉnh Nghệ An thì các huyện thuần miền núi Tân kỳ, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn có khoảng 52 di tích. Bảo tàng Quỳ Châu do sở Văn hóa thông tin trực tiếp quản lý là bảo tàng

chung của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, nơi lưu giữ nhiều tư liệu về đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán một số tộc người thiểu số.

Đền Cuông - An Dương Vương: Cách thành phố Vinh chừng 30 km về phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm bên sườn núi Mộ Dạ (còn có tên là Dạ Muỗi). Là nơi thờ Thục An Dương Vương cùng với truyền thuyết cây nỏ thần. Ngày 15 tháng 02 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội đền Cuông được nhân dân tổ chức trọng thể. Ngoài ra có một số di tích khác nổi tiếng trong tỉnh:

Di tích đình Hoành Sơn (Khánh Sơn - Nam Đàn) Di tích đình Trung Cần (Nam Trung - Nam Đàn)

Di tích đền Cờn(Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu). Cách thành phố Vinh 75 km Di tích đền thờ - mộ Nguyễn Xí (Nghi Hợp - Nghi Lộc)

Di tích đền Hồng Sơn (phường Hồng Sơn - Tp Vinh)

Di tích nhà Lê Hồng Phong(Hưng Thông-Hưng Nguyên).Cách Vinh 8km Khu di tích Bến Thuỷ ( Vinh)

Khu di tích danh thắng Cửa Lò (thị xã Cửa Lò). Cách thành phố Vinh 17km Hang Bua (Châu Tiến - Quỳ Châu). Cách thành phố Vinh 120km

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (Con Cuông). Cách thành phố Vinh 110km Di tích đền Bạch Mã(Võ Liệt - Thanh Chương). Cách thành phố Vinh 50km Di tích đền Quả Sơn (Bồi Sơn - Đô Lương)

Di tích đình Võ Liệt (Võ Liệt - Thanh Chương)

Di tích nghĩa trang liệt sỹ 12/9 (Thái Lão - Hưng Nguyên)

Cụm di tích Xứ uỷ làng Đỏ Hưng Dũng (Hưng Dũng - TP Vinh) Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào (Anh Sơn)

Di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu)

Di chỉ khảo cổ học Đồng Mõm (Diễn Thọ - Diễn Châu) …

Tỉnh Nghệ An có một số lượng di tích lớn nhưng không tập trung, tản mát, một số di tích chưa được tôn tạo nên giá trị thu hút khách thấp, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đầy đủ, địa hình phức tạp...nên khó khăn cho việc phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 26)