Lễ hội tiêu biểu

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 39)

Lễ hội xưa là hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả. Thông qua lễ hội có thể hiểu phong tục tập quán, đó là những hình

thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh nhiều mặt đời sống của mỗi dân tộc, lễ hội thường gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá. Đó cũng là dịp mọi người thể hiện lòng nhớ ơn các vị anh hùng, tổ tiên đất nước, phần lễ có liên quan các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng hoặc hướng tới sự kiện văn hoá, lịch sử, kinh tế của địa phương đất nước…kết hợp với phần hội là những hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn văn hoá nghệ thuật của quần chúng nhân dân, hoạt động thể thao…

Nghệ An gắn đất văn vật, là khí thiêng của Đại Việt xưa, có nhiều dân tộc thiểu số, phong tục tập quán, lễ hội có nét truyền thống văn hoá lúa nước, mùa màng. Nghệ An có 24 lễ hội chủ yều là về lịch sử, dân gian, tín ngưỡng, lễ hội dân tộc, hát sắc bùa, sài sán, cầu mưa…Một số lễ hội do điều kiện khách quan khác nhau có thể mất đi, một số lễ hội mới lại ra đời theo yêu cầu của cuộc sống. Các lễ hội chính của Nghệ An:

Lễ hội Vua Mai Thúc Loan (Huyện Nam Đàn) - Ngày 14-16/01 (Âm lịch) Lễ hội Đền Quả Sơn (Huyện Đô Lương) - Ngày 10-21/01 (Âm lịch)

Lễ hội Hang Bua (Huyện Quỳ Châu) - Ngày 21-23/01 (Âm lịch) Lễ hội Đền Cờn (Huyện Quỳnh Lưu) - Ngày 19-21/01 (Âm lịch) Lễ hội Đền Cuông (Huyện Diễn Châu) - Ngày 14-16/02 (Âm lịch) Lễ hội Làng Sen (Kim Liên - Nam Đàn) - Ngày 18/5/2005(Dương lịch) Lễ hội Uống nước nhớ nguồn (Anh Sơn ) - Ngày 25-27/7 (Dương lịch) Lễ hội Sông nước Cửa Lò (Khai mạc mùa du lịch biển) - Ngày 30/4-1/5 Lễ hội Đền Hoàng Mười (Huyện Hưng Nguyên) - Ngày 10/10 (Âm lịch) Lễ hội đền Hồng Sơn (Vinh) 20 tháng 08 âm lịch

Lễ hội đình Võ Liệt (Thanh Chương) tháng 1 - 2 âm lịch Lễ hội đền Quả Sơn (Đô Lương 19-21 tháng giêng âm lich) Lễ hội đền Bạch Mã (Thanh Liệt - Thanh Chương)

Lễ hội đền Nguyễn Xí (Nghi Lộc, 29-30 tháng 2 âm lịch) Lễ hội rước Hến (Hưng Nguyên, 5-6 tháng hai âm lịch)

Lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh (Tràng Sơn - Đô Lương, 14-15/3 âm lịch) Lễ hội dòng họ Hồ (Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu, 11-12 tháng 1 âm lịch) Lễ hội Xăng khan (miền núi Nghệ An, 21-23 tháng 1 âm lịch) Lễ hội làng Vạc (Nghĩa Đàn, 7-9 tháng 2 âm lịch)

Lễ hội Mai Hắc Đế (Nam Đàn, 13-15 tháng 1 âm lịch) …

Một số lễ hội truyền thống đã bị thất truyền như: Lễ hội đền vua Lê, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội Pi mờ, lễ hội cúng bản – cúng mường, lễ hội mừng cơm mới – nhà mới của một số dân tộc ít người miền Tây Nghệ An.

Dân tộc Thái ở miền núi phía Tây Nghệ An có các lễ hội như lễ hội Xăng Khan, ba hoặc bốn năm tổ chức một lần do “mo môn” tổ chức và chủ trì cúng tổ sư nghề mo môn và các vị thần linh của tổ sư mo môn. Sau đó tổ chức hội diễn, múa hát đan xen, hát xến, hát nhuôn, múa tăng bu la, múa xăng…đánh cồng chiêng, thổi khèn bè, uống rượu cần, mở tiệc, hát đối đáp dân ca, giao duyên…Hay các lễ hội như: Cầu phúc, đón sấm đầu xuân, tạ ơn hồn lúa, vua ruộng xên nhà, xên bản, xên mương…với các trò chơi dân gian như ném còn, nhảy sạp, gõ máng, uống rượu cần, bắn nỏ, hát dân ca…

Dân tộc Thổ có lễ hội đền Vạn – Cửa Rào ở huyện Tương Dương và một số lễ hội cúng thành hoàng, trời đất cùng với tổ chức các trò chơi dân gian như bắn nỏ, đấu vật, chọi gà, chơi đu, đánh cờ, hát dân ca như điệu Đu đu điềng điềng, tập tình, tập tang, Khai Rế, Ta La úm, hát ví (hát bạn, hát nhà Tơ), sử dụng các nhạc cụ trống, mõ, chiêng, thanh la, sáo ngang, đàn tập tình, tập tang, kèn Xô Ma.

Dân tộc H’Mông có các lễ hội như: hội chọi bò ở xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, lễ hội mừng năm mới, chợ phiên và cúng tổ tiên, trời đất với các trò chơi dân gian như đánh quay, chọi bò, thi bắn nỏ, hát dân ca như điệu cự Xia, Lù tố, Vàng hủa…, biểu diễn nhạc cụ như múa khèn của nam, múa ô của nữ.

Dân tộc Khơ Mú có các lễ hội cầu mưa, lễ hội mừng cơm mới, lễ hội mừng nhà mới với các điệu hát Tơm cùng các điệu nhảy mừng nhà mới mô phỏng động tác sản xuất, săn thú khá nổi tiếng nhưng hiện nay bị mai một.

Dân tộc Ơ đu lễ cúng trời đất, đón sấm tại bản Xốp Pột và tổ chức các trò chơi bắn nỏ, đánh quay, uống rượu, hát dân ca…

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 39)