Khu di tích Kim Liên thuộc huyện Nam Đàn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nam Đàn còn nằm ở một vị trí thuận lợi rất tiện cho các tuor du lịch ở trong và ngoài tỉnh. Trong các điểm đến của Nam Đàn, ngoài khu di tích Kim Liên (gồm 10 di tích nổi tiếng là Hoàng Trù, Làng Sen, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, ao Sen, giếng Cố, lò rèn Cố Điền, nhà cử nhân Vương Thúc Quý, núi Chung, khu mộ Hoàng Thị Loan, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, quần thể cây đa – sân vận động, làng Sen). Khu di tích được công nhận di tích cấp quốc gia, có giá trị văn hoá lớn lao đối với con người và du khách, đây là vùng quê hương gắn liền với cuộc đời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc... Khu di tích lưu giữ đầy đủ những kỷ vật bao gồm các di sản văn hoá vật thể như hệ thống ngôi nhà, các đồ dùng nội thất, sân vườn, ao cá…nó còn có giá trị thể hiện lại cuộc sống, con người vùng quê Bắc trung bộ hay của đất nước nói
chung, nơi đây giúp cho du khách hình dung một cách rõ mà hiện nay cuộc sống thay đổi, nhiều vùng quê không còn lưu giữ nét quê nay…Bên cạnh đó nó còn có giá trị giáo dục cho giới trẻ sống và làm việc theo tấm gương sáng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nam Đàn còn có nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu, đền thờ mộ vua Mai, khu lưu niện nhà cách mạng tiền bối Lê Hồng Sơn, Thành Lục Niên và mộ La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp. Các di tích đình Hoàng Sơn, đình Trung Cần… Hàng năm theo thống kê trên địa bàn huyện thường có khoảng 2 – 2,2 triệu lượt khách đến tham quan khu di tích Kim Liên và các cụm di tích. Khách quốc tế đến thăm quê Bác từ nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau như Bắc Mỹ, Đông Âu, Tây Âu, Trung Đông, Đông Nam Á… Hoạt động du lịch nơi đây diễn ra quanh năm, tất cả các ngày cả ngày lễ, tết và chủ nhật, các di tích chưa ngày nào vắng khách. Tại các khu di tích luôn có hướng dẫn viên giỏi có thể tuyền tải nội dung, ý nghĩa, cuộc đời con người Bác và các vị danh nhân khác cho du khách, du khách rất hài lòng và cảm động rơi nước mắt đặc biệt trước con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù khách du lịch rất đông và có khách quanh năm nhưng doanh thu từ du lịch của huyện không cao do không thu chi phí của hoạt động tham quan như vé, đặt hòm công đức. Hạn chế về cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ, ăn uống, vui chơi giải trí. Khu du lịch Nam Đàn gần kề thành phố Vinh và Cửa Lò nên khách thường nghỉ ở đó và đến tham quan thôi.
Các di tích lịch sử thuộc thành phố Vinh như Thành Cổ, cụm di tích làng đỏ Hưng Dũng, Phượng Hoàng Trung Đô, đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh…luôn được các cấp, các ngành quan tâm trong công tác trùng tu, bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa. Thành phố được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu khách du lịch, có 94 cơ sở 4 sao, 3 sao, 2 sao và 420 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá phòng nhà hàng mềm hơn, tập trung nhiều công ty lữ hành phục vụ các nhu cầu tham quan của khách du lịch. Năm 2008, doanh thu từ du lịch đạt 1.887 tỷ đồng, năm 2009 ước đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các di tích có giá trị trải khắp cả tỉnh. Hiện nay theo quy hoạch tổng thể du lịch Nghệ An xác định các tuyến du lịch địa phương nhằm khai thác các di tích lịch sử văn hóa kết hợp với các loại tài nguyên khác để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu đi du lịch của du khách. Dựa trên hệ thống giao thông có hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây xác định hai tuyến du lịch. Các tuyến chính: Vinh – Diễn Châu – Quỳnh Lưu – Nghĩa Đàn ( từ Vinh đi di tích đền Cờn, đền Xuân Úc, khu di chỉ Quỳnh Văn, thăm biển Quỳnh Lưu, thăm di chỉ đồ đồng làng Vạc suối nước nóng Cồn Soi), Vinh – Cửa Lò – Hòn Ngư (tham quan di tích Vinh và biển), Vinh – Nam Đàn – Thanh Chương, Vinh – Anh Sơn – Con Cuông – Tương Dương – Kỳ Sơn, Vinh – Quỳ Hợp – Quỳ Châu – Quế Phong, Vinh – Đô Lương – Tân Kỳ - Nghĩa Đàn tham quan một số danh lam thắng cảnh và tìm hiểu cuộc sống, văn hóa của các huyện miền núi. Tuyến phụ trợ: Vinh – Đô Lương – Yên Thành, Vinh – Hà Tĩnh, Vinh – Thanh hóa. Những điểm du lịch của các huyện thị đặc biệt là một số huyện miền núi phía tây Nghệ An rất kém hoạt động do nhiều điều kiện khác nhau mà chủ yếu là do một nguyên nhân chưa có những con đường thuận lợi để đi đến các vùng có các tộc người thiểu số sinh sống, nên nó vẫn là nguồn tài nguyên tiềm năng đang được khai thác cho ngành du lịch.
Tóm lại Nghệ An có số lượng lớn các di tích lịch sử văn hóa với mật độ khá dày là một điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Các cơ quan ban ngành cũng quan tâm chú trọng trong công tác bảo tồn, tôn tạo, kêu gọi tham gia nhân dân, cơ quan đoàn thể trong và ngoài tỉnh đầu tư đóng góp xây dựng, bảo vệ di sản. Bên cạnh đó tăng cường quảng bá, tuyên truyền, nâng cấp hệ thống bổ trợ, dịch vụ, xây dựng các tuyến điểm, sản phẩm du lịch và bước đầu thành công ở một số trung tâm du lịch chính của tỉnh như khu du lịch thành phố Vinh, Khu du lịch Nam Đàn, khu du lịch Cửa Lò. Tuy nhiên Nghệ An chưa khai thác hết được tiềm năng của mình do điều kiện kinh tế không đồng đều, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ
thuật các huyện thị còn yếu kém, lạc hậu, địa lý xa cách…vì vậy du lịch Nghệ An cần có thời gian, tiền của và năng lực thì mới có thể xây dựng và phát triển được.