Đánh giá chung việc khai thác tài nguyên văn hoá phục vụ phát triển du lịch của Nghệ An

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 101)

lịch của Nghệ An

Tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An vô cùng phong phú và đa dạng về cả tài nguyên văn hóa vật thể cũng như tài nguyên văn hóa phi vật thể. Trong đó có nhiều loại tài nguyên quý giá cần bảo tồn, phát huy cũng như giá trị trong khai thác hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc. Các nguồn lực phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật, chính sách ưu đãi, nhân lực dồi dào, trẻ, thị trường khá thuận lợi cho việc khai thác nguồn tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Giao thông gồm có đường sông, đường biển, hàng không, đường bộ. Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ giao thương Đông – Tây giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á và nằm trên trục giao thông Bắc – Nam.

Tuy nhiên việc khai thác cũng như bảo tồn, gìn giữ nguồn tài nguyên văn hoá còn gặp nhiều khó khăn như:

Do điều kiện tự nhiên khí hậu ẩm gió mùa ảnh hưởng tới tính chất mùa du lịch. Các thiên tai như bão, lũ lụt, gió mùa đông bắc…ảnh hưởng tới khách đến du lịch, hoạt động kinh doanh và đầu tư du lịch.

Điều kiện tài nguyên nhân văn phân bố không tập trung, diện tích toàn tỉnh lớn nhất cả nước hiện nay, khoảng cách giữa nhiều tuyến điểm du lịch cách nhau khá xa gây khó khăn trong việc tổ chức tuyến điểm.

Việc bảo tồn, duy trì, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch văn hoá còn nhiều bất cập như nhiều nguồn tài nguyên chưa được tôn tạo, chưa có hoạt động tổ chức khai thác phục vụ du lịch một cách hợp lý và hiệu quả. Một số di tích xuống cấp do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời gian, trải qua chiến tranh tàn phá, trình độ dân trí thấp, quản lý không phù hợp…cho nên một số di tích cũng như các hiện vật bị mất đi hay không còn nguyên vẹn, chịu sự ảnh hưởng của việc giao thoa văn hóa, cuộc sống hiện đại, vậy cần có kế hoạch khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên du lịch

văn hoá hợp lý, tạo sản phẩm riêng biệt độc đáo tăng sức thu hút đối với khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch chủ yếu tập trung các trung tâm du lịch chính còn ở các vùng lân cận trong tỉnh hầu như không có hoặc quá yếu kém không đáp ứng được nhu cầu cho khách du lịch như ở các huyện thị,các vùng miền núi…

Đội ngũ cán bộ công chức và lao động trong ngành du lịch còn nhiều bất cập, đa số yếu về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thiếu về số lượng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch có năng lực và được cấp thẻ rất ít, sự hiểu biết kiến thức xã hội kém. Lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm số đông.

Tài nguyên văn hóa rất phong phú đa dạng rất thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng Nghệ An chưa đủ khả năng, năng lực cũng như điều kiện để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đó.

Một số kết quả ngành du lịch Nghệ An đạt được:

Lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình 22,08%/năm trong đó khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng đều hàng năm, chiếm 3% tổng lượt khách du lịch tới Nghệ An. Khách du lịch nội địa cũng tăng đều hàng năm, số lượng khách cao hơn một số tỉnh trong khu vực miền trung. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 22,3% đóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Ngành du lịch thu hút nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế tham gia, đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng vùng, từng miền đặc biệt khu vực miền Tây Nghệ An, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng.

Công tác đầu tư được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Tỉnh ban hành nhiều chính sách, biện pháp thu hút được nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng trong và ngoài nước, nhiều loại hình sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch tới và tham quan du lịch

Hệ thống sơ sở hạ tầng ngày càng nâng cấp hoàn thiện và đồng bộ tạo điều kiện phát triển du lịch. Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng phát triển góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nhiều ngành trên địa bàn.

Bộ máy tổ chức quản lý được kiện toàn, hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và hoàn thiện từng bước tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng tăng về số lượng và có một số cải thiện về chất lượng nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý cũng như nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.

Môi trường du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn có chuyển biến rõ rệt, hấp dẫn khách du lịch hơn so với những nă trước đây. Chất lượng môi trường được duy trì nên số lượng khách du lịch đến tham quan du lịch Nghệ An ngày càng tăng, khu vực ô nhiễm môi trường dần được khắc phục, các tệ nạn xã hội, an ninh an toàn được tăng cường ngăn chặn và đẩy lùi một bước. Ý thức của người dân được tuyên truyền và nâng cao nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch của quốc gia và bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên ở một vài điểm du lịch vẫn còn có hiện tượng ô nhiễm cục bộ cần được khắc phục, mặc dù qua khảo sát cho thấy các chỉ tiêu về môi trường du lịch vẫn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép như hiện trạng ô nhiễm không khí ở các công trường xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm du lịch, nguồn nước thải của các nhà hàng, khách sạn, các khu chế biến hải sản, làng nghề, tàu thủy, dân cư, xí nghiệp không qua xử lý thải thẳng ra biển. Thành phần chất thải có nhiều loại như vôi vữa, vỏ bánh, đồ hộp, chai lọ, giấy và các chất hữu cơ như cơm, canh, bánh

trái…Khu du lịch nào thu hút nhiều khách du lịch thì lượng chất thải tăng lên tỷ lệ thuận số lượng khách đặc biệt các khu du lịch thành phố Vinh và khu du lịch biển Cửa Lò, biển Diễn Thành – Diễn Châu và biển Quỳnh Lưu…Các công tác thu gom chất thải một số nơi như Vinh và Cửa Lò tốt hơn các huyện thị trong toàn tỉnh như họ có thu gom bằng các phương tiện, được phân loại, xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt. Còn các nơi khác thu gom bằng các công cụ thô sơ và thực hiện chôn lấp chưa phân loại.

Mặc dù điều kiện phát triển du lịch văn hóa của tỉnh là rất lớn nhưng vẫn thuộc dạng tiềm năng, những người làm du lịch ở đây vẫn chưa tìm ra cách làm việc cũng như khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch sao cho có hiệu quả. Những sản phẩm du lịch hiện tại chỉ dựa vào tiềm năng có sẵn, tức là cái sẵn có trong đời sống chứ nguời làm du lịch chưa tạo ra sản phẩm thực sự. Điều này là do thực tế mang lại vì tỉnh còn có những khó khăn như sự đầu tư không cao, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đang trong giai đoạn xây dựng, sự liên kết giữa các ngành với nhau còn chưa cao… Như vậy khả năng phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An được đánh giá là khá thuận lợi để phát triển du lịch.

2.6. Tiểu kết

Tóm lại, Nghệ An là một tỉnh có tài nguyên văn hóa rất phong phú và đa dạng nhưng khả năng khai thác nguồn tài nguyên này một cách hợp lý nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân hạn chế tồn tại và điều kiện kinh tế của tỉnh vì vậy khả năng khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa vẫn ở dạng tiềm năng.

Việc đầu tư xây dựng, trang bị hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch mới phát triển ở các trung tâm du lịch của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, còn tại các huyện thị trong toàn tỉnh quá ít, có những nơi chưa có gì ngay cả khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn cũng chỉ có một vài nhà nghỉ nhỏ lẻ và một số hàng quán mức trung bình

phục vụ các đối tượng khách có mức chi tiêu trung bình cho nên rất khó thu hút được khách du lịch có khả năng chi trả cao, khách du lịch quốc tế. Công tác quản lý nguồn tài nguyên và quản lý hoạt động kinh doanh và chất lượng của lao động còn nhiều bất cập, còn thiếu lao động giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm không cao. Hoạt động xúc tiến thương hiệu, quảng bá sản phẩm chưa hiệu quả do hạn chế về khả năng kinh tế cho nên một số sản phẩm, chương trình du lịch không được du khách biết đến, Nghệ An chưa xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch văn hóa đặc thù cho nên du khách khó tiếp cận sản phẩm và chưa thu hút được nhiều tập khách.

Tài nguyên văn hóa của tỉnh có nhiều loại rất đặc biệt có khả năng xâydựng thành những chương trình du lịch hấp dẫn du khách nhưng do điều kiện kém nên du lịch Nghệ An vẫn đang từng bước khắc phục những khó khăn tồn tại để phát triển. Thực tế đã chứng minh du lịch Nghệ An có một số phát triển như thu hút lượng khách đông đảo đến các điểm du lịch với số lượng khách du lịch nội địa cao hơn một số tỉnh thành trong khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, và có số lượng khách du lịch quốc tế thấp hơn Huế nhưng lại cao hơn Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Ở các khu du lịch trung tâm như thành phố Vinh, khu du lịch biển thị xã Cửa Lò và khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn có lượng khách ổn định ngày càng tăng lên, duy có khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn lượng khách đông và có quanh năm nhưng thu nhập thấp vì các dịch vụ bổ sung không nhiều và là điểm tham quan, khách thường tập trung tiêu dùng và sử dụng dịch vụ ở Vinh và Cửa Lò vì khoảng cách đi gần nhau. Vì vậy các cấp các ban ngành cũng như ngành du lịch Nghệ An cần phải liên kết với nhau cùng phát triển, nỗ lực hơn nữa trong mọi mặt nhằm khắc phục những hạn chế, tăng cường những hướng thuận lợi để khai thác triệt để nguồn tài nguyên văn hóa và bảo tồn những giá trị truyền thống của địa phương…

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)