Giải pháp về bảo tồn các tài nguyên văn hóa trong du lịch Nghệ An

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 120)

Những người làm công tác bảo tồn các loại tài nguyên văn hóa phải luôn có mối quan hệ chặt chẽ với những người làm quy hoạch cải tạo, xây dựng và phát triển đô thị và quy hoạch khu dân cư, giao thông, thủy lợi và các công trình công cộng ở nông thôn sao cho không làm ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường và các giá trị văn hóa. Bảo tồn các di sản, các giá trị văn hóa luôn song hành với bảo vệ tính nguyên bản, nguyên trạng ban đầu của chính di sản đó.

Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu về các di sản văn hóa, thống kê, sưu tầm phân loại các loại tài nguyên văn hóa. Nghiên cứu phục dựng một số loại tài nguyên văn hóa đã bị mai một như một số lễ hội truyền thống, làng nghề, không gian văn hóa dân ca Nghệ An xưa trong các hoạt cảnh lao động sản xuất, cuộc sống con người…

Sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước và tỉnh một cách hiệu quả. Phát động việc bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị các di tích theo phương châm Nhà nước và nhân

dân cùng làm, chống thất thoát, rò rỉ, lãng phí, tệ nạn tham ô trong khâu sử dụng kinh phí.

Nâng cao năng lực của cán bộ làm văn hóa như cử đi học thêm, khuyến khích mọi người trau dồi kiến thức, tự tìm tòi khám phá nhằm tăng năng lực chuyên môn. Tăng cường mạng lưới cộng tác viên những người biết gìn giữ tài nguyên văn hóa ở các địa bàn, địa phương trong toàn tỉnh. Ngành văn hóa cũng cần có chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng, thù lao kịp thời đối với công sức, nỗ lực của mỗi người.

Kêu gọi đóng góp, tài trợ của các cá nhân, các tổ chức kinh tế tạo kinh phí tu bổ, sửa sang các khu di tích, danh lam, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội…thông qua các hoạt động tâm linh, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa của một số cá nhân đến vãn cảnh chùa, đền…hiện nay khá nhiều đền chùa được được các con nhang, đệ tử công đức rất nhiều tiền của, công sức, vật phẩm nhằm xây dựng, trùng tu các công trình di tích lịch sử, công trình kiến trúc rất khang trang, mang lại hiệu quả cao về nguồn vốn.

Tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa quý báu của các di tích, di sản, tuyên truyền về pháp lệnh bảo vệ di tích trong dân chúng và du khách, nhằm đề cao tinh thần tự hào quê hương, là điểm dựa tinh thần để họ tích cực góp sức gìn giữ, ý thức đó là tài sản chung, là quyền lợi, nhiệm vụ thường xuyên mà ai cũng có.

Xã hội hóa công tác bảo vệ và khai thác các di sản của địa phương cho nhân dân cùng làm, cùng tham gia các hoạt động bảo vệ, trông coi và kinh doanh du lịch là công việc cần thiết nhằm đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho chính di sản đó và cho những người dân địa phương tại khu du lịch. Thông qua vấn đề chia sẻ lợi ích của du lịch với cộng đồng dân cư để gắn liền trách nhiệm của cộng đồng với công tác bảo vệ tài nguyên văn hóa, môi trường,

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 120)