Nghệ thuật diễn xướng tiêu biểu

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 51)

Trong nghệ thuật diễn xướng tiêu biểu ở Nghệ An có các làn điệu dân ca là một loại hình văn học nghệ thuật được hình thành và tồn tại qua bao thế hệ, kho tàng ca cổ của Nghệ An bao gồm ba thể loại hát chính là hò, ví, dặm hiện nay có các loại khác là do “lai” qua các giao thoa giao lưu các văn hóa vùng miền khác như thể loại chèo, tuồng… Hò là thể loại hát có tính chất khoẻ dùng cho những thao tác trong lao động, mô phỏng nhịp điệu lao động: một người hò, nhiều người ứng. Ví là thể hát có tính chất trữ tình, không có tính nhịp mà dàn trải nhằm biểu đạt tâm tư, tâm trạng; thường phổ theo thể lục bát, song thất lục bát. Dặm có tính tự sự, kể lể, khuyên răn, dạy bảo. Nhịp điệu của nó đều đều.

Rất nhiều năm qua các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã dày công để khai thác kho tàng dân ca Nghệ An trong đời sống dân gian và được văn bản hoá thành một số tập sách của các tác giả như Nguyễn Đổng Chi, Chung Anh, Nguyễn Tất Thứ, Ninh Viết Giao, Vi Phong, Lê Hàm... đã sưu tầm được khá nhiều, khá đầy đủ các làn điệu dân ca trong dân gian.

Trong thập niên 60 - 70 và một phần thập niên tám mươi của thế kỉ trước, qua công tác tổ chức sưu tập, nghiên cứu nhiều làn điệu dân ca và đi đến thống nhất có khoảng trên dưới ba mươi làn điệu. Trong đó có mươi làn điệu ví, mươi lăm làn điệu hò và dăm bảy điệu dặm. Tuy nhiên cũng có người cho là chỉ có 2 làn điệu: ví và dặm. Chỉ có những người tập trung nghiên cứu về âm nhạc của nó mới có thể nhận dạng được, mới phân biệt được sự khác nhau trong từng làn điệu, chẳng hạn như ví chăn trâu khác ví phường vải, ví phường cấy, ví đò đưa sông La khác ví đò đưa sông Lam…

Dân ca Nghệ An bắt nguồn nhu cầu của lao động, được hình thành, được sáng tạo trong lao động. Bởi vậy, tất cả cấu trúc của nó là cấu trúc mở. Năm chữ cũng

hát được. Tám chữ, rồi chín chữ cũng hát tốt. Còn quan họ cứ phải trên sáu dưới tám. Cũng xuất phát trong lao động nên tính ngẫu hứng sáng tạo trong dân ca Nghệ An rất nhiều. Nghệ sĩ sáng tác thường có cảm xúc dạt dào nghe rất đơn giản, nhưng nó có sức lay động lạ kỳ đến người nghe. Bởi vậy dù là một bài vè chê bai, phê phán, một bài ví tình cảm của nhà nho nó đều có tác dụng sâu sắc. Và người vĩ nhân như Hồ Chủ Tịch cũng nhớ da diết và muốn nghe lại trước lúc Nguời đi xa…

Dân ca là một sản phẩm văn hoá của cộng đồng. Sự tồn tại của nó gắn liền với các cộng đồng, thăng trầm cùng cộng đồng. Nếu không được quan tâm có thể bị mai một thậm chí biến mất khỏi cuộc sống của cộng đồng nếu không biết bảo tồn, cải tiến, làm cho nó phù hợp với những điều kiện tồn tại mới của cộng đồng. Bảo tồn và phát huy dân ca là vấn đề không mới, nhưng là việc mà phải có sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là người hoạt động nghệ thuật ở Nghệ An. Hiện có mấy dạng: Bảo tồn phục cổ, tức là bảo lưu toàn bộ giá trị nguyên dạng (cả làn điệu, cả môi trường, cả không gian... như cảnh hát phường vải ). Bảo tồn hình thái văn hoá, như hát phường vải diễn ra được suốt cả đêm và nó không chỉ có giá trị ở lĩnh vực âm nhạc mà còn hấp dẫn ở tài đối đáp, ở việc giao lưu tình cảm, trao đổi tâm tình.

Hiện làn điệu dân ca đang ở dạng bảo tồn văn bản, các làn điệu. Còn đúng nghĩa bảo tồn không gian văn hoá, hình thái diễn xướng thì chưa làm được hoặc có làm nhưng chưa hiệu quả. Khi đắp đập đào mương thì hát thế nào, khi ru con... thì ru ra sao. Bảo tồn dân ca không chỉ cứ đưa lên sân khấu, ti vi. Bảo tồn phải đúng nghĩa. Phát huy thì cần phải làm được các vấn đề như bảo tồn cái nguyên dạng, rồi đưa cái mới vào, lấy chất liệu hò ví dặm cải biên để có những hình thức mới phù hợp với thị hiếu, với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sân khấu hoá tức kịch hoá dân ca Nghệ An. Ngày xưa, cha ông hát ở dạng tự nhiên nay muốn cho nó tồn tại thì phải sân khấu hoá. Ở Nghệ An, sân khấu hoá đã được manh nha từ 1960 trong phong trào quần chúng. Nghệ thuật chuyên nghiệp đã tiếp thu và nâng cao, dần hoàn thiện nó thành một nghệ thuật tổng hợp từ kịch bản, đạo diễn,

âm nhạc, mỹ thuật, ánh sáng... Từ năm 1998, tỉnh Nghệ An đã có một chủ trương rất hay là đưa dân ca vào trường học. Nhà hát dân ca đã soạn các chương trình hát dân ca phù hợp theo độ tuổi với các em để đưa vào giảng dạy trong các nhà trường. Từ đó đến nay các nghệ sỹ thường xuyên bám sát các nhà trường để cùng với các thầy cô giáo giúp đỡ các em tiếp cận và học hát dân ca. Và trường học như là một bảo tàng sống để bảo tồn dân ca Nghệ An. Năm 2009, tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương nâng cấp Nhà hát dân ca thành “Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ” để tiến dần tới việc có thể trình lên Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận dân ca Nghệ An là di sản văn hoá thế giới. Dân ca là máu thịt của nhân dân, chúng ta phải bảo tồn, và hơn nữa phải phát huy nó trong cuộc sống hôm nay để nó tiếp tục phục vụ, cống hiến tốt nhất cho cuộc sống của chúng ta.

Các đồng bào dân tộc thiểu số ở những huyện miền Tây Nghệ An cũng có những làn điệu dân ca mang đậm nét đặc trưng dân tộc với những ngôn ngữ của từng dân tộc khá đa dạng và phong phú. Hiện nay thể hiện rõ nhất là dân tộc Thái, ngoài những dân ca bằng tiếng Kinh, họ còn có những điệu hát, ca dao, tục ngữ…kể về sự tích lập mường, lao động sản xuất, tình yêu trai gái trong các dịp lễ trọng. Dân tộc Thổ có điệu “Đu đu điềng điềng; Tập tình, tập tang; Khai rế; Ta la úm; Hát ví(hát bạn nhà Tơ)” cùng với các nhạc cụ như trống, mõ, chiêng, thanh la, sáo ngang, đàn tập tình, tập tang, kèn Xô Ma. Dân tộc H’Mông có làn điệu dân ca: Cự Xia, Lù tố, Vàng hủa…các điệu múa bằng khèn của nam, múa ô của nữ trong các dịp lễ và chợ phiên. Dân tộc Khơ Mú có điệu hát Tơm cùng với múa theo nhịp cồng chiêng, điệu nhảy mừng nhà mới mô phỏng động tác sản xuất, săn thú rất sôi nổi…

1.4. Tiểu kết

Các tài nguyên văn hóa đóng vai trò rất quan trọng tạo ra điều kiện để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nghệ An. Vì vậy Nghệ An có khả năng để phát triển

du lịch bởi tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên văn hoá của tỉnh hiện nay có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc, theo thống kê có trên 1000 di tích lịch sử văn hóa, và các lễ hội, phong tục tập quán… trong đó có một số tài nguyên đặc biệt nổi bật góp phần tạo nên sản phẩm du lịch văn hoá cho địa phương như khu di tích Kim Liên, khu di tích phong trào tiền khởi nghĩa, khu danh lam thắng cảnh, kiến trúc mỹ thuật gắn liền những hoạt động, sự kiện lịch sử, văn hóa của con người…những điểm du lịch này có thể phát triển những loại hình du lịch như du lịch tham quam văn hoá để tìm hiểu, khám phá cho du khách, du lịch chuyên đề, du lịch nghiên cứu cho các mục đích khác nhau của du khách.

Ngoài những tài nguyên vật thể, tỉnh có nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể khá hấp dẫn như ẩm thực truyền thống, hay các làn điệu dân ca mượt mà đậm chất Nghệ An, các lễ hội truyền thống của địa phương thu hút đông đảo các du khách phục vụ cho các nhu cầu thưởng thức tham quan, nghe nhìn và ăn uống của du khách, hay các phong tục tập quán, đặc điểm một số dân tộc thiểu số ở các huyện miền Tây Nghệ An, có các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu, cho đời sống nhân dân và một số hàng hóa bán ở điểm du lịch cung cấp sản phẩm lưu niệm cho du khách, giúp cho du khách hiểu thêm về cuộc sống con người, lao động nhân dân Nghệ An.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch ngày càng được tỉnh chủ trương đầu tư xây dựng, đặc biệt là các vùng du lịch trung tâm như thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Phát triển mạnh các cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành, dịch vụ, vui chơi giải trí. Những điểm du lịch thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò trang bị đầy đủ mọi dịch vụ cho phát triển du lịch, cảnh quan trang hoàng lộng lẫy như những con đường lung linh huyền ảo bởi máy móc thác nước, đèn nháy, đèn lồng, băng rôn, khẩu hiệu, khu vui chơi giải trí, điểm sinh hoạt công cộng, các lễ hội, hoạt động văn hóa thể thao…Ngoài ra, hệ thống giao thông đầy đủ các loại thuận tiện cho

việc vận chuyển đi lại của khách. Là cửa ngõ giao thông với các vùng miền, cửa khẩu, hải cảng quan trọng, sân bay rất thuận tiện cho khách du lịch quốc tế. Các phương tiện giao thông ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch trong toàn tỉnh và các tỉnh thành toàn quốc.

Tóm lại, Tỉnh Nghệ An là địa danh có bề dày lịch sử, có nguồn tài nguyên tự nhiên và nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú đa dạng. Tỉnh có nội lực để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng, phát triển con người về mọi mặt. Bước đầu tỉnh có những bước tiến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu, những cơ hội thuận lợi. Nhưng trước mắt còn có nhiều khó khăn thách thức, tồn tại phải vượt qua trong toàn ngành và trong công cuộc bảo tồn phát huy nguồn tài nguyên văn hóa cũng như các giá trị văn hóa truyền thống trước mọi tác động của xã hội, đời sống, môi trường. Điều này được thể hiện rõ trong chương 2 “Thực trạng khai thác tài nguyên văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch”

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 51)