Ngành du lịch Nghệ An còn phải khắc phục nhiều yếu kém trong mọi mặt. Các khu tuyến điểm du lịch văn hóa Nghệ An đa số chưa thực sự hấp dẫn du khách. Các sản phẩm du lịch văn hóa còn đơn điệu chưa mang tính đặc thù, lễ hội nhìn na ná giống nhau chưa đặc sắc diễn ra các khu di tích danh thắng, nghệ thuật diễn xướng chưa khai thác triệt để, chưa rộng rãi. Chưa có du lịch làng nghề. Không có nhiều các chương trình du lịch về văn hóa, nội dung chương trình không mấy thu hút khách du lịch.
Còn thiếu các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng,giải trí và các dịch vụ lưu trú nhà hàng, giải trí có chất lượng đặc biệt ở các huyện thị vùng đồng bằng và vùng miền núi phía Tây trong tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, không trang bị đồng bộ. Dịch vụ bổ sung kém do thiếu sự liên kết giữa các ngành kinh tế. Các hộ kinh doanh chưa có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
Chất lượng lao động du lịch ở trong ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng, ngành dịch vụ bổ sung, giải trí, hay các cấp quản lý còn thiếu và năng lực phục vụ, trình độ ngoại ngữ yếu. Do ảnh hưởng của tính mùa vụ ở đây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và số lượng nhân viên, vào đúng mùa du lịch từ tháng 4 đến đầu tháng 9 thị lao động tập trung đông tại điểm du lịch và thưa thớt trong những tháng còn lại trong năm, công việc đặt ra là làm sao hạn chế tác hại của tính mùa vụ. Chất lượng nhân viên kém đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên du lịch thiếu kiến thức lịch sử, ngoại ngữ và kỹ năng hiểu biết xã hội. Lao động trong các nhà hàng khách sạn chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ và làm việc theo mùa du lịch do ảnh hưởng tính mùa vụ trong du lịch, cho nên chất lượng phục vụ không cao, ảnh hưởng chung đến chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch.
Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, nội dung quảng cáo còn đơn điệu, sản phẩm du lịch chưa có tính đặc thù. Các doanh nghiệp chưa tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến quảng cáo cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá ra các tỉnh trong cả nước và nước ngoài. Đặc biệt các ấn phẩm, sách báo quảng bá về văn hóa, phong tục tập quán, con người Nghệ An không nhiều, không phổ biến rộng rãi như các nơi khác như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh…mọi người khó tiếp xúc hiểu biết về con người mảnh đất nơi đây.
Công tác quản lý khai thác và bảo tồn lưu giữ các giá trị văn hóa còn có nhiều bất cập. Việc xây dựng trùng tu tôn tạo phục dựng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể không giữ vẻ nguyên bản sự vật do nhiều nguyên nhân khác nhau…Nhiều giá trị đích thực cũng như những không gian truyền thống bị mai một và một số cái mất đi vĩnh viễn. Các nguồn tài nguyên chưa đưa vào khai thác cho du lịch như làng nghề, ẩm thực truyền thống, nghệ thuật diễn xướng dân ca…
Trong công tác bảo tồn khai thác tài nguyên văn hóa cần phải giải quyết những vấn đề như nhu cầu con người và quá trình đô thị hóa, khả năng đầu tư kinh
phí hạn hẹp, khả năng của các cán bộ bảo tồn, bảo tàng còn nhiều hạn chế để phát huy khai thác bảo tồn các giá trị văn hóa lớn lao của nhân loại.