Giải pháp về tổ chức quản lý trong du lịch văn hoá của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 111)

Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý du lịch ở các huyện thị, cơ sở góp phần nâng cao phát triển du lịch chung của địa phương và của tỉnh. Đồng thời tiếp tục cải cách hành chính trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển du lịch đi đôi với phát triển bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên văn hóa và các yếu tố văn hóa bản địa. Nghiên cứu và xây dựng các mô hình về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để bảo vệ tài nguyên môi trường, tài nguyên văn hóa, phát triển du lịch và góp phần xóa đói giảm nghèo tại các điểm tài nguyên văn hóa miền Tây Nghệ An.

Sở văn hóa thể thao và du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban ngành liên quan thực hiện các mục tiêu phát triển, nội dung quy hoạch và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên văn hóa trong toàn tỉnh, quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ, chương trình du lịch văn hóa, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác đi đôi với bảo tồn các loại tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường…

Nghiên cứu và tham mưu cho tỉnh đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch để phát huy tính chủ động hoạt động kinh doanh của cơ sở trước xu thế hội nhập quốc tế. Đổi mới mô hình quản lý kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa các tiềm năng của mình. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, các cơ sở cung cấp các loại dịch vụ nhằm đảm bảo chất lượng, hạn chế các tệ nạn và các vấn đề an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Từng bước thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư tại các khu du lịch, di tích lịch sử, làng nghề để cho nhân dân địa phương tham gia các hoạt động kinh

doanh du lịch, tạo công ăn việc làm, hướng nghiệp, mang lại thu nhập và nâng cao trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư đối với phát triển du lịch. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm gìn giữ nguồn tài nguyên văn hóa, các yếu tố văn hóa bản địa và ý thức bảo vệ môi trường.

Nâng cao năng lực quản lý cho các nhà quản lý các cấp như khuyến khích trau dồi học hỏi kiến thức quản lý, cử đi học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, học tập các mô hình quản lý, kinh nghiệm quản lý sao cho hiệu quả phù hợp với thực tế và hướng tới sự phát triển của ngành du lịch trong toàn tỉnh

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 111)