Du lịch làng nghề ở Nghệ An

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 87)

Du lịch các làng nghề là một trong những yếu tố mang lại lợi ích cho nhân dân trong vùng có công việc mang lại thu nhập, kinh tế cũng như việc giữ gìn bảo vệ các làng nghề truyền thống cho con cháu mai sau, và có thể giới thiệu sản phẩm tới mọi miền tổ quốc và thế giới…Hiện nay một số các làng nghề đã biến mất, số còn lại đang đối mặt nhiều khó khăn thách thức trong việc tồn tại và thu hút khách hàng cũng như trở thành điểm du lịch thu hút khách du lịch.

Nghệ An hiện có 83 làng nghề được ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, chia thành 8 lĩnh vực: mây tre đan, mộc dân dụng và mỹ nghệ, nông sản thực phẩm, hải sản, chiếu cói, chổi đót và giấy gió, dâu, tằm, tơ, móc sợi và gạch ngói. Giá trị kinh tế bình quân hàng năm của các làng nghề đạt khoảng 700 tỷ đồng, đóng góp từ 18 đến 30% GDP toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho trên dưới 17.000 lao động mỗi năm. Với việc dựa trên những lợi thế về nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động dồi dào để đầu tư xây dựng và phát triển các làng nghề thủ công là bước đi đúng đắn đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế. Nhiều sản phẩm của các làng nghề ở Nghệ An đã có lịch sử lâu đời cũng như có những đặc điểm riêng biệt như: thổ cẩm Con Cuông, Quế Phong, hương trầm Quỳ Châu, mây tre đan Nghi Lộc, Vinh…Từng bước đáp ứng cho mức độ phát triển, nhiều vùng nguyên liệu cũng đã được xây dựng như vùng nguyên liệu mây, tre chất lượng cao ở Thanh Chương, trồng dâu nuôi tằm ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu… đã góp phần tạo nên được một nền tảng khá vững chắc cho việc đầu tư phát triển nghề thủ công. Ngoài ra, một số làng nghề ven sông Lam có thể đem vào xây dựng tour du lịch văn hóa về làng nghề truyền thống như làng nghề Đông Nhật nấu kẹo lạc ở xã Hưng Châu, Hưng Nguyên có từ những năm kháng chiến chống Pháp. Năm 2006 làng được tỉnh công nhận làng nghề truyền thống. Cả làng có hơn 30 hộ chuyên là bánh đa kẹo lac nổi tiếng là kẹo bà Đương, bà Toàn. Sản phẩm ngon, giòn thơm nên kẹo đã được tiêu thụ nhiều nơi tại các tỉnh trong cả nước, là món quà cho các du khách khi đến với Nghệ An, nghề nấu kẹo đã tạo cơ sở cho một số ngành khác như buôn bán mật, chất đốt, lạc, đan rả, nghề xay bột, chăn nuôi…Mỗi năm tổng giá trị sản xuất làng nghề khoảng 8 tỉ đồng, làng không còn hộ nghèo. Cách làng Đông Nhật 500m là làng nghề nấu rượu gạo Phúc Mỹ, hiện nay có 181 hộ với 673 nhân khẩu, phần lớn đều tham gia nghề mỗi năm thu trên 6 tỉ đồng nhưng ¾ là thu nhập từ nấu rượu. Làng nghề đan lát Do Nha xã Hưng Nhân với sản phẩm dè khoanh, cót trải, phên thưng, mái lợp, nống nia, thúng, mủng, rổ, rá, các sản phẩm

trang trí nhà hàng, khách sạn… Hiện nay do cạnh tranh và khó khăn kinh tế sản phẩm làng nghề khó phát triển, mỗi năm thu nhập khoảng 3 tỉ đồng, tạo việc làm cho 300 lao động. Tuy nhiên, do cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời chưa có một doanh nghiệp lớn có tiềm lực vững mạnh để bao tiêu, xuất khẩu trực tiếp nên việc bảo tồn và phát triển các làng nghề, các sản phẩm thủ công truyền thống ở Nghệ An còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, cũng phải thấy rằng quy mô các làng nghề còn nhỏ hẹp, chưa tập trung, chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho từng sản phẩm. Các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với việc xuất khẩu như mây tre đan chủ yếu là cung ứng cho các đơn vị ngoài tỉnh hoặc ủy thác xuất khẩu và chịu sự cạnh tranh khốc liệt đối với những địa phương có sản phẩm tương đồng. Và những sản phẩm này đa số sản xuất và bán cho các đơn vị thu mua, kinh doanh chứ làng nghề chưa thể phát triển thương mại như một số làng nghề của các điạ phương nơi khác. Tuy có nhiều sản phẩm thu hút thị hiếu khách nhưng việc phân phối sản phẩm tại chỗ như đối với kinh doanh du lịch chưa hiệu quả, khâu quảng bá tuyên truyền yếu kém, chưa xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống cho du khách, chỉ có một số sản phẩm sản xuất được bán tại các điểm du lịch như kẹo lạc, sản phẩm hải sản, thủ công mỹ nghệ… là được tiêu thụ, còn tại các làng nghề chưa được đưa vào khai thác trở thành điểm du lịch tham quan trực tiếp cho du khách. Bên cạnh đó nhận thức của nhân dân chưa cao và những vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, thay đổi những thói quen cố hữu, vấn đề về đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị thiết bị và những dịch vụ bổ sung đi kèm ảnh hưởng tới hình thành tuyến điểm du lịch cho du khách.

Hiện nay có một số làng nghề chế biến hải sản và chế biến nước mắm, mắm ruốc ở thị xã Cửa Lò rất thu hút du khách du lịch nghỉ dưỡng tại đây, du khách mua các sản phẩm để sử dụng và làm quà như mực khô, cá khô, cá thu nướng, nước mắm, mắm ruốc…những sản phẩm này có hương vị ẩm thực đặc trưng Nghệ An. Và ở đây đã hình thành khu chợ hải sản phục vụ du khách mua sắm và các nhà

hàng khách sạn mua thực phẩm tươi sống và các loại khác, trong chợ có các dịch vụ khác như nướng hải sản, quán xá…Để phát huy nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách, hiện nay nghề nước mắm Cửa Lò đang được quy hoạch thành làng nghề, hợp tác xã để xây dựng thương hiệu nước mắn Cửa Lò trở thành một sản phẩm đặc trưng của văn hoá ẩm thực miền biển Nghệ An. Ngoài ra còn tập trung phát triển ngành nghề truyền thống gắn với nhu cầu phục vụ du lịch như khai thác chế biến hải sản, thủ công mỹ nghệ, thêu ren, chế tác đá, trồng rau sạch... nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng miền biển Nghệ An.

Một số nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Thái của các huyện miền Tây Nghệ An khá thu hút một số khách du lịch trong nước và nước ngoài khi lên đây khám phá danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa của các tộc người thiểu số, xem những nét hoa văn đặc sắc của các chị em phụ nữ dân tộc dệt bằng tay, khung cửi. Đây là loại hình du lịch có thể khai thác nhưng điều kiện để thu hút khách du lịch còn hạn chế cho nên hiện nay chỉ có số lượng rất ít du khách đến tham quan nơi đây.

Do nhiều nguyên nhân du lịch Nghệ An đang từng bước phối hợp làng nghề thủ công mở một số tuyến, điểm du lịch tham quan làng nghề với tham quan điểm du lịch quê bác, thành phố Vinh, nghỉ dưỡng Cửa Lò… đưa lại cho du khách những trải nghiệm, so sáng giữa các vùng miền nhằm phát triển du lịch làng nghề và tìm hướng đi mới trong tương lai cho việc phát triển làng nghề để bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa bản địa và đem lại hiệu quả về kinh tế.

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 87)