Các tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 42)

Các tôn giáo tín ngưỡng của Nghệ An cũng giống với tín ngưỡng tôn giáo của các vùng miền Bắc bộ, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên thờ các vị thần như trời đất, mưa sấm chớp, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên thờ động vật thực vật như thờ rồng, nghê, chim, rắn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…Người dân ở đây chủ yếu thờ cúng các vị thần, tục thờ mẫu, thờ cúng các thành hoàng làng, các tổ sư, thờ cúng tổ tiên hay các vị anh hùng dân tộc có công với đất nước, dân làng, thờ các vị phật thánh, tục thờ thổ công trông giữ nhà cửa đất đai…cho nên Nghệ An có rất nhiều các di tích lịch sử thờ các vị thần, các vị anh hùng có công đất nước phân bố khắp cả tỉnh, vùng miền nào cũng có đền đài, miếu thờ phụng. Sau chiến tranh có xuất hiện thêm các nhà thờ tôn giáo phương tây. Nhưng đa số dân chúng đi theo phong tục thờ cúng truyền thống là thờ mẫu, thờ thánh, thờ phật bởi nguyên do tục lệ này có từ xa xưa và nó phù hợp với phong tục tập quán, suy nghĩ, tính cách, con người nơi đây.

Nhân dân Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng có tục thờ thần và thờ thành hoàng, đó là vị thần bảo vệ thành luỹ, là phạm trù thần linh bảo hộ thành trí của phong kiến Trung Quốc đã du nhập vào nước ta, nhưng ở các miền quê Việt Nam các không có các thành trì mà chỉ có luỹ tre làng, thành hoàng làng là một vị thần được dân thờ sau đó được vua phong với chức danh thành hoàng. Như vậy thần được quan chức hoá để cai quản một thôn xã, phù hộ cho dân làng an khang thịnh vượng. Đối với dân làng thần hay thành hoành là biểu hiện của lịch sử, phong tục cùng đạo đức, pháp luật, niềm hy vọng cả làng hoặc nhiều làng là thứ quyền uy

siêu việt, là mối liên hệ vô hình nhưng vô cùng chặt chẽ, khiến cho cả làng thành một cộng đồng có tổ chức, có hệ thống, gắn bó giữa các mối quan hệ trên dưới về tuổi tác, trong ngoài (chính cư hay ngụ cư) giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Trong giai đoạn Việt Nam bị đế quốc cai trị có du nhập tôn giáo tin lành thờ Chúa Giêsu, hiện nay tôn giáo này có mặt trên từng địa phương, ở đâu cũng có giáo dân và nhà thờ cùng cha đạo truyền đạo. Các nhà thờ ở đây có sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức nước ngoài trong việc xây dựng, tổ chức và truyền bá đạo. Tuy nhiên phật giáo vẫn là chính giáo tại Việt Nam và có nguồn gốc từ xa xưa, còn các dòng đạo này chỉ là du nhập không được xem là quốc đạo.

Ngoài ra ở các huyện miền núi có các tập tục thờ cúng của các đồng bào dân tộc anh em như người Thái tin thờ thần, tổ tiên, một số loài chim, thú theo thuyết van vật hữu linh, thờ nhiều loại ma như ma rừng, ma suối, ma nhà…Ông mo là người có quyền uy lớn nhất nắm giữ linh hồn con người.

Dân tộc Thổ thờ nhân thần, phúc thần ở đền, miếu, thờ tổ tiên ở trong nhà và nhà thờ họ. Dân tộc H’Mông tin thờ trời đất, thần linh và nhiều loại ma(ma trâu, ma lợn, ma bếp, ma rừng, ma cửa…) theo thuyết vạn vật hữu linh. Tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà, đầu tiên là thờ cúng “xử ca” để giữ của cải, phù hộ gia đình làm ăn phát đạt và giữ hồn cho các thành viên trong nhà. Tiếp đến là ma cột các trong nhà giữ cho nhà bền vững chống chọi mưa gió, sau là ma buồng, ma cửa, ma bếp…

Dân tộc Khơ Mú tin thờ trời đất, thần linh, ma theo thuyết vạn vật hữu linh. Họ chọn một số loài như chim sẻ(Dịt), họa mi(Lăng Tu), quốc(Khứt), hổ(RơVai), hươu nai(Ti oóc), chồn(Moong), khỉ(Hoa) và một số cây làm vật tổ và lấy đó làm họ của tộc mình, kiêng không ăn thịt và giết các vật tổ. Đối với họ quan trọng nhất là ma nhà, sau đến ma bản và ma rẫy. Đây là dân tộc có nhiều hủ tục kiêng khem nhất trong các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An, điều đó ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sức khỏe của con người.

Dân tộc Ơ đu tin và thờ nhiều loại ma, thần theo thuyết vạn vật hữu linh, trong đó ma nhà(ma Chủ) chi phối các hoạt động của con người, rồi đến ma ruộng, ma mường, ma bản nhưng hiện nay các phong tục này đã mai một nhiều.

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 42)