Nghệ An
Tăng cường công tác đào tạo, chuyên môn hóa nghiệp vụ, ngoại ngữ cho một số nhân viên chủ chốt nhân viên chính và đảm bảo chất lượng của nhân viên thời vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng và hạn chế những ảnh hưởng của tính mùa vụ. Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công nhân viên chức có năng lực nhằm thu hút họ nâng cao tay nghề, gắn bó và yêu nghề.
Phối hợp thường xuyên Tổng cục Du lịch, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tổ chức lớp học, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chức, cấp thẻ cho hướng dẫn viên. Trang bị nghiệp vụ du lịch, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên của nhân viên phục vụ, cộng đồng dân cư nơi tham gia kinh doanh du lịch. Các hướng dẫn viên du lịch cần đào tạo có yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại hình, hiểu biết sâu và lịch sử và kiến thức xã hội nhằm hướng tới nâng cao chất lượng chương trình du lịch.
Chiến lược đào tạo nâng cao chất nguồn nhân lực nhằm cải thiện chất lượng môi trường du lịch, từ sự chuyên nghiệp trong quản lý du lịch văn hóa cho đến phong cách, tinh thần thái độ phục vụ của lực lượng cán bộ hoạt động trong ngành du lịch cho đến của từng người dân bao gồm các vấn đề sau:
Phối hợp, liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước xúc tiến chuyển giao công nghệ quản lý du lịch đối với đội ngũ cán bộ và nghiệp vụ cho người lao động đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Nâng cao năng lực đội ngũ công nhân dịch vụ du lịch chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An trong thời kỳ mới. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nhân viên tại các huyện thị vùng đồng bằng và huyện miền núi phía Tây trong toàn tỉnh.
Gấp rút đầu tư đào tạo xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại các khu du lịch, đặc biệt là cho các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành về kiến thức
xã hội, lịch sử, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ nhằm truyền tải đúng và đầy đủ cho du khách những giá trị văn hóa bản địa, tạo sức hút cho chương trình du lịch. Hạn chế những vấn đề tồn tại trong thực trạng ngành du lịch Nghệ An hiện nay.
Đào tạo và bổ sung đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, tiếp thị, quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư du lịch từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Tuyên tuyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch, văn hóa và cộng đồng dân cư ý thức bảo vệ tài nguyên văn hóa, tài nguyên tự nhiên môi trường. Hình thành ý thức văn hóa trong kinh doanh nhằm tạo thái độ phục vụ khách chuyên nghiệp, tạo ấn tượng cho khách du lịch.
3.2.4.Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa của Nghệ An
Tỉnh Nghệ An cần phải tiếp tục hoàn thiện nâng cấp các khu, tuyến điểm du lịch mới với các sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn, đặc thù gắn với khai thác tài nguyên văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống, dân ca Nghệ An, làng nghề. Xây dựng nội dung các chương trình du lịch với các tên gọi gắn liền loại hình du lịch văn hóa đặc sắc thu hút thị hiếu của khách, kích thích tính tò mò, tìm hiểu của khách. Nâng cấp chất lượng dịch vụ đặc biệt dịch vụ lưu trú, ăn uống, các điểm tham quan, các điểm mua sắm và các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của du khách và phù hợp với không gian văn hóa bản địa, thuần phong mỹ tục không ảnh hưởng giá trị văn hóa truyền thống và tài nguyên, môi trường văn hóa cũng như môi trường tự nhiên.
Tận dụng tối đa lợi thế sẵn có về nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Nghệ An cũng như những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật, nhân lực… đã có để tiếp tục khai thác nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khai thác tối đa thị trường khách nội địa và thu hút khách quốc tế. Nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu khách để phát huy khai thác tài nguyên nhân văn nhằm tạo nên các chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn, đặc thù riêng biệt gắn với tài nguyên du lịch văn hóa như đưa các yếu tố văn hóa biểu diễn dân ca, xây dựng
làng nghề, ẩm thực truyền thống riêng biệt…của Nghệ An vào các tuor du lịch. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch đi đôi với thu hút đầu tư, nguồn vốn là yếu tố quan trọng để có khả năng thực hiện mọi dự án.
Giải pháp liên kết các tuor du lịch tại các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh: Do điều kiện phân bố các di tích rải khắp tỉnh không tập trung rất khó thực hiện các tour du lịch. Như vậy ngành du lịch cần phải tạo ra nhiều tuyến điểm du lịch, những điểm có di tích gần nhau thành một chuỗi, mỗi tuyến có từ ba hoặc bốn điểm du lịch có các loại tài nguyên văn hóa đặc sắc, hoạt động diễn ra trong một hoặc hai ngày nhằm thu hút khách du lịch. Các di tích ở các huyện thị điều kiện dịch vụ kém ta có thể triệt để khai thác thị trường trong tỉnh, các đối tượng người già, hưu trí, sinh viên học sinh, cán bộ nhân viên công chức… những đối tượng, người thu nhập không cao. Phát triển du lịch cộng đồng , du lịch sinh thái, làng quê ở các điểm di tích lịch sử ở các huyện thị, du lịch mạo hiểm, leo núi, tham quan tìm hiểu cuộc sống các huyện miền Tây nơi có các đồng bào dân tộc sinh sống với phong tục tập quán văn hóa rất đặc trưng tạo những sản phẩm du lịch đặc thù của bản xứ. Ví dụ như xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa biển đi đôi với việc trang bị cơ sở vật chất tạo sản phẩm chất lượng cao ở Bãi Lữ, Cửa Hiền, Nghi Thiết, biển đảo Hòn Mát, Hòn Ngư. Sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống, du lịch văn hóa Quỳ Châu – Quế Phong, sản phẩm du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại khu du lịch nước khoáng Giang Sơn, Bản Khạng, Cồn Soi…
Giải pháp cho việc khai thác nghệ thuật biểu diễn trong du lịch là cần phải đầu tư, nghiên cứu khôi phục không gian nghệ thuật dân ca xưa. Cần phải biểu diễn dân ca rộng rãi hơn trong dân chúng, thu hút quần chúng tham gia sinh hoạt dân ca nhằm bảo tồn các giá trị của nó, tránh sự lãng quên, thờ ơ với chính di sản của ông cha để lại. Tại các điểm du lịch nên tổ chức các hoạt động biểu diễn dân ca cho du khách, các câu lạc bộ hát dân ca hiện nay đã có mặt tại các địa phương phường xã
của các huyện thị và tổ chức biểu diễn cho những du khách có nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức cuộc giao lưu dân ca ở các tuyến phố, các điểm công cộng đông người dân và khách du lịch sẽ thu hút nhiều người xem biết đến cái hay, hấp dẫn của nghệ thuật biểu diễn dân ca. Tăng cường các tour, chương trình du lịch cho du khách có biểu diễn dân ca tại các hội trường, nhà hát hay các nhà hàng khách sạn ở các tuyến điểm du lịch, các tour du lịch có thể liên hệ các nghệ sỹ hát dân ca Nghệ An bổ sung chương trình biểu diễn dân ca ngoài trời cho đoàn khách nghỉ tại khách sạn, có thể biểu diễn trên bãi biển, phòng có sân khấu làm cho chương trình du lịch thêm phong phú, đậm bản sắc Nghệ An. Hoặc sau khi tuyến du lịch bằng thuyền ven sông Lam tới lâm viên núi Quyết hoàn thiện chúng ta có thể kết hợp du thuyền ngắm cảnh, thưởng thức điệu hò, ví, dặm của dân ca Nghệ An, tham quan làng nghề ven sông Lam…Điều đó làm phong phú hơn chương trình du khách tăng tính đặc thù cho sản phẩm du lịch, bảo tồn tài nguyên văn hóa dân ca, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân.
Giải pháp cho du lịch lễ hội du lịch Nghệ An cần phải chú ý phục dựng các giá trị văn hóa lễ hội truyền thống cổ xưa, trong phần lễ bao gồm các nghi lễ tế thần hay các vị anh hùng dũng tướng có thể kết hợp với giá trị lịch sử như diễn lại sử cũ nhằm tăng thêm tính trang trọng uy nghi của không gian lịch sử xưa và tăng thêm tính nội dung cho lễ hội, giúp cho người xem hiểu rõ giá trị, nội dung lịch sử dễ dàng từ đó giáo dục tinh thần cho người dân, giới trẻ và hấp dẫn người xem không chỉ người dân bản địa mà cả khách du lịch. Bên cạnh đó khuyến khích người dân bản địa tham gia để những người dân có ý thức bảo vệ giá trị văn hóa đó. Phần hội của lễ hội gồm tổ chức các trò chơi dân gian và các cuộc thi văn nghệ, thể thao. Thường phần hội khá thu hút mọi người tham gia nhưng để phổ biến, quảng bá rộng rãi chúng ta có thể kết hợp với đài truyền hình địa phương phát lại cho khán giả đài truyền hình thấy được các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, vừa quảng bá hình ảnh thu hút sự chú ý của khán giả một cách hiệu quả. Trong
phần này cần chú trọng phục dựng các trò chơi dân gian bản địa là yếu tố thu hút khách du lịch như nhảy sạp, đấu vật, chọi bò, giao lưu văn hóa của dân địa phương qua các câu hát dân ca, giao duyên của đồng bào miền núi…
Giải pháp du lịch làng nghề du lịch Nghệ An. Hiện nay làng nghề truyền thống được các cấp các ngành quan tâm khuyến khích các hộ dân địa phương sản xuất tạo công ăn việc làm và hiệu quả kinh tế. Các làng nghề cần có sự liên kết với nhau, quy tụ về không gian làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ hợp với thị hiếu của khách du lịch, xây dựng các làng nghề tạo điểm du lịch cho khách có thể tham quan xưởng sản xuất, những gian hàng trưng bày sản phẩm. Hoặc tạo tour tham quan để cho khách tham gia vào quy trình sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đơn giản tạo sự thích thú, hấp dẫn cho du khách khi họ có thể tự tay tạo ra những sản phẩm yêu thích.
Giải pháp ẩm thực truyền thống trong kinh doanh du lịch: Ẩm thực Nghệ An rất dân dã nhưng có mùi vị rất đặc trưng rất nhiều du khách rất thích thú khi thưởng thức vì vậy để phục vụ cho du khách và giữ gìn hương vị truyền thống. Cần phải nghiên cứu các món ăn đặc sắc đưa ẩm thực Nghệ An vào kinh doanh du lịch để tạo nét riêng cho du lịch Nghệ An. Chúng ta cần đầu tư xây dựng phát triển những khu ẩm thực tại trung tâm du lịch chính như thành phố Vinh, khu Kim Liên Nam Đàn và khu du lịch biển Cửa Lò nơi tập trung khách du lịch, khu ẩm thực có thiết kế không gian sống động, trang bị nội thất lạ mắt, đẹp mang hương vị, nét xưa như quán lá dừa, mành tre đẹp mắt...chất liệu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên và tăng thêm các giá trị văn hóa truyền thống, tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch Nghệ An. Có thể kết hợp với các cửa hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm thành một chuỗi tham quan mua sắm và thưởng thức các món ăn dân dã truyền thống nhằm tạo ra nét trặc trưng riêng biệt cho sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Nghệ An, nhưng điều quan trọng cần chú ý là phải vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, đây là những điều mà du khách con người ngày nay rất quan tâm.