Nghệ thuật diễn xướng trong du lịc hở Nghệ An

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 90)

Nghệ thuật diễn xướng Nghệ An rất phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức biểu diễn, xuất phát từ nhu cầu đời sống lao động nhân dân mà hình thành nên những làn điệu, câu hát. Để bảo tồn phát huy tài nguyên văn hóa này các cấp lãnh đạo, ban ngành ưu tiên khuyến khích phong trào nghệ thuật quần chúng phát triển, tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm các làn điệu cổ, tạo ra các không gian sinh hoạt lao

động, không gian giao lưu văn hóa xưa, để đưa dân ca về đúng nghĩa đích thực của nó. Đây là một công việc khó khăn để có thể thực hiện nhưng nếu thành công chúng ta có thể lưu truyền những giá trị lớn lao của tài nguyên văn hóa phi vật thể cho đời sau và hy vọng có thể tiến tới trình lên tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận dân ca Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể thế giới như di sản văn hóa phi vật thể quan họ Bắc Ninh. Hiện nay di sản dân ca Nghệ Tĩnh đang bảo tồn dưới dạng văn bản, và đang từng bước quảng bá, phổ biến sâu vào các tầng lớp nhân dân, dân ca được đưa vào dạy ở các trường học để các học sinh thế hệ trẻ tương lai tiếp xúc, hiểu và lưu truyền nó, đây là một công tác thành công đã tạo nhiều dấu ấn qua các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật, dạy hát dân ca trên truyền hình. Nghệ An có trường Cao đẳng nghệ thuật là trường giảng dạy chính thức các làn điệu dân ca cho các học viên có năng khiếu sau này trở thành nghệ sỹ truyền tải nghệ thuật dân ca Nghệ Tĩnh . Ngoài ra, dân ca được Nhà hát dân ca Nghệ Tĩnh nay là trung tâm bảo tồn và phát huy dân ca Nghệ An tiếp nối truyền thống xây dựng thành công nhiều vở diễn như “Mai Thúc Loan”, năm 2009 có 2 vở “Góc khuất đời người”, “Một cây làm chẳng nên non”, những vở kịch được đông đảo khản giả hài lòng, ủng hộ. Dân ca Nghệ An được in ấn thành vật phẩm là băng đĩa nhạc, và được các nghệ sỹ biểu diễn trong địa phương và lưu diễn ở các tỉnh khác trong cả nước nhằm tuyên truyền quảng bá những giá trị to lớn của nó. Tỉnh Nghệ An đang từng bước thành lập các câu lạc bộ dân ca trong quần chúng, trả dân ca về với quần chúng nơi mà nó đã sinh ra và tồn tại. Trong những năm qua, bảo tồn phát huy dân ca có nhiều bước tiến quan trọng nhưng dân ca vẫn chưa thực sự phát triển trong du lịch, dân ca được biểu diễn phục vụ một số hội nghị, hội diễn…chứ biểu diễn dân ca chưa trực tiếp thành sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu nghe nhìn của du khách. Ở nhiều địa phương khác như Bắc Ninh, Hà Nội, Huế… nghệ thuật diễn xướng phát triển mạnh mẽ, du khách ai cũng có thể xem và biết, hiểu rõ tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này. Dân ca

Nghệ An được biểu diễn tại Nhà hát dân ca nay là Trung tâm bảo tồn và phát huy dân ca xứ Nghệ (số 76.Nguyễn Du), khu C (làng văn hóa du lịch) thuộc khuôn viên Quảng trường Hồ Chí Minh, một số sân khấu khác trong thành phố Vinh và tại các lễ hội, sân khấu, nhà văn hóa của các huyện, phường, xã hay một số điểm du lịch vào những dịp đặc biệt… nhưng đa số khán giả là nhân dân tại địa phương biết và đến thưởng thức. Một số khách du lịch đã tiếp xúc thưởng thức dân ca và rất thích thú đối với loại hình nghệ thuật này nhưng tiếc thay du lịch Nghệ An chưa khai thác tài nguyên này để phát triển thành sản phẩm du lịch rộng rãi và ít người được biết đến. Trong tương lai, sau khi tuyến du lịch ven sông Lam – lâm viên núi Quyết được xây dựng xong, tác giả của luận văn này hy vọng rằng du lịch Nghệ An có thể xây dựng tuor du lịch bằng thuyền trên dòng sông Lam thơ mộng và du khách có thể thưởng thức dân ca Nghệ An như rất thành công ở Huế. Hoặc dân ca được biểu diễn rộng rãi hơn tại các khu du lịch của tỉnh như khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn, khu du lịch Vinh, khu du lịch Cửa Lò… những nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất. Quan trọng hơn là phải xây dựng được sản phẩm du lịch về biểu diễn dân ca trong các chương trình du lịch đến Nghệ An để tiến tới cung ứng phục vụ cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của du khách và tạo ra đặc trưng khác biệt trong sản phẩm du lịch của Nghệ An và các vùng miền khác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 90)