Các công trình kiến trúc, mĩ thuật tiêu biểu

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 31)

Các công trình kiến trúc mỹ thuật tiêu biểu của Nghệ An rất phong phú và đa dạng phản ánh những khả năng lớn lao của con người Nghệ An trong quá trình dựng nước. Di tích kiến trúc nghệ thuật cho thấy người Nghệ An không chỉ giỏi chiến đấu mà còn rất tài năng sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và có giá trị, chất lượng, số lượng. Về phương diện xây dựng đền chùa, miếu mạo chưa phải thành một trường phái nhưng nó có dòng nghệ thuật kiến trúc sông Lam. Trải qua chiến trang khốc liệt, khí hậu khắc nghiệt, phần lớn kiến trúc đã bị huỷ diệt, số lượng di tích không còn là bao so với khối lượng di tích lưu trong sử sách. Hiện nay Nghệ An còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao, có ý nghĩa nghiên cứu đối với Nghệ An mà còn có ý nghĩa lớn trong việc xem xét lịch sử phát triển của nền kiến trúc nghệ thuật nước nhà trong lịch sử như ngôi đình Hoành Sơn thuộc xã Khánh Sơn – Nam Đàn, đình Võ Liệt ở Thanh Chương, đình Trung Cần, chùa Cần Linh, Thành Cổ ở thành phố Vinh, đền Quỳnh Tụ ở Xã Quỳnh Xuân - Quỳnh Lưu…Qua nghiên cứu kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng và các kiến trúc nhà ở dân gian, ta thấy nó chiếm vị trí trong nền kiến trúc Việt Nam, đó như một cầu nối trong quá trình chuyển tiếp giữa các phong cách kiến trúc truyền thống từ quá khứ đến hiện tại, từ Bắc vào Nam và những nét riêng mà chỉ xứ này mới có.

Đền thờ vua Mai được xây dựng trên một mảnh đất rộng rãi thoáng đãng tại vùng đất Sa Nam. Trước đây đền Vua Mai là một ngôi đền nhỏ, kiến trúc đơn giản. Đến năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) được xây dựng khang trang, to đẹp, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái. Lần trùng tu gần đây nhất vào đầu thời Nguyễn. Đền được giữ nguyên kiến trúc theo kiểu chữ “Tam”, hạ điện 5 gian theo kiểu chồng diêm 8 mái, quy mô tương đối lớn, trang trí rồng phượng công phu, các câu đối, đại tự, hương án kiệu rồng được sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

Đình Long Thái ngày nay gồm 5 gian, chất liệu hoàn toàn bằng gỗ mít, với 24 cột, chiều dài 23 mét, chiều rộng 11 mét. Đình được thiết kế theo kiểu cung-dục- oai bẩy-trông trụ với 20 chiếc bẩy được chạm trổ rất tinh vi. Bộ khung ngôi đình là một tác phẩm điêu khắc đồ sộ, độc đáo với các đề tài truyền thống phong phú đa dạng. Các linh vật trên bờ nóc mái, bờ dải, hồi van, hệ thống xô, con kìm được thể hiện rất sắc sảo, tạo cho đình những đường cong mềm mại uyển chuyển. Những nét hoa văn cầu kỳ công phu, cách thể hiện nét to nhỏ, nét dày mỏng theo chủ ý của người thợ tài hoa đã đem lại sức sống và sự cuốn hút cho ngôi đình. Đến đây du khách sẽ đi từ ngạc nhiên đến thán phục bởi sự hội tụ những tinh hoa tài trí của người xưa. Thông qua các mảng chạm khắc người xưa muốn gửi gắm, chuyển tải đến thế hệ mai sau những một thông điệp về giá trị sống, giá trị nhân văn của con người.

Đền Hồng Sơn có nét kiến trúc cổ kính, tráng lệ bao gồm tam quan, tạc môn, tháp, gác trống, gác chiêng và các tòa trung điện, thượng điện được xây từ thời Nguyễn, về sau xây thêm hạ điện, các lối đi hữu tả, các cửa, bên ngoài có hồ bán nguyệt và khuôn viên rộng thoáng mát, yên tĩnh. Công trình kiến trúc bố trí đăng đối từng cặp cao dần từ ngoài vào, cao nhất tòa thượng điện có mái cao xếp 4 tầng, các góc uốn cong đắp rồng, phượng. Trung điện có các rường bẫy uốn cong, xoi lồng búp sen, chim cá sống động, giữa cột và bẫy chạm trổ tứ linh. Hạ điện được

xây năm 1998 phỏng theo kiến trúc xưa là nơi dùng để tế lễ trong những ngày lễ trọng.

Công viên Trung tâm: Toạ lạc tại vị trí trung tâm thành phố Vinh, thuộc Công ty cổ phần Trung Long. Địa chỉ số 2 Lê Mao - Tp. Vinh. Công viên trung tâm thành phố Vinh toạ lạc tại vị trí trung tâm thành phố, phía Đông Bắc là quảng trường Hồ Chí Minh tựa lưng vào giữa đồi nhân tạo cao khoảng 15m. Bên trong là hồ chứa nước, ở giữa là đảo nhân tạo. Công viên trung tâm được xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu vui chơi tham quan giải trí, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao và phát triển du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài đến với Nghệ An. Với mục tiêu như trên thì kết cấu của công trình như sau: Tổng diện tích của khu vực là 258.980 m2

được phân thành 5 khu A, B, C, D, E được nối với nhau bằng hệ thống giao thông trực tuyến.

Khu A: Khu sinh hoạt giải trí thanh thiếu niên rộng (72. 996 m2

). Các trò vui chơi giải trí gồm trò chơi trên cạn, trên không, dưới nước tạo cảm giác mạnh. Các trò chơi điện tử mang tính giáo dục mở mang kiến thức. Có những nơi dạo chơi tập thể dục cho người khuyết tật và người cao tuổi.

Khu B: Những điểm tham quan trên hồ gồm thuỷ cung và nhà trưng bày sinh vật biển. Đảo là nơi trưng bày sinh vật cảnh, sinh hoạt văn hóa, biểu diễn văn hoá dân tộc Việt Nam. Xung quanh hồ có thể câu cá, nghỉ ngơi giải khát, chèo thuyền hoặc đi xe đạp nước…các dịch vụ trên hồ.

Khu C: Làng văn hóa du lịch Việt Nam, vườn tượng danh nhân rộng (25.387 m2). Nơi đây trưng bày tượng của các danh nhân, bên cạnh là câu lạc bộ nghệ nhân hội tụ các nghệ nhân đủ mọi lứa tuổi đến để giao lưu các loại hình sinh hoạt như: Hát ví dặm, phường vải, ca trù, thưởng thức các đặc sản của Nghệ An.

Khu D: Cung lễ cưới rộng ( 23.672.m2). Đây là khu sinh hoạt văn hoá, tổ chức các lễ cưới với các tiểu cảnh thác nước nhân tạo .

Khu E: Khu cửa hàng trung tâm rộng (4040m2). Đường giao thông nội bộ rộng (51. 356m2). Đây là nơi trưng bày và bán các vật phẩm đặc trưng của Nghệ An (đá quý Quỳ Châu, mỹ nghệ, nhung hươu, mật gấu…). Với kiến trúc độc đáo và hài hoà công viên trung tâm sẽ là địa chỉ du lịch thân thuộc đối với các bạn trẻ không chỉ của tỉnh Nghệ An mà xa hơn nữa là các tỉnh bạn và bạn bè quốc tế.

Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ trên địa bàn phường Trường Thi, thành phố Vinh. Đến đây không chỉ có người dân Nghệ An quê Bác mà còn có người dân đến từ các địa phương khác, trong đó có cả du khách nước ngoài. Như những người con đi xa trở về, khi đến Nghệ An, nhiều người đã chủ động tìm đến Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ để tự tay dâng hoa tượng niệm, trèo lên núi Chung (mô phỏng), sải những bước chân trên Quảng trường. Hoà vào dòng người đó, chúng tôi vừa có mặt tại đây, chứng kiến nhiều việc làm thành kính của người dân đến từ mọi miền Tổ quốc. Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ được khởi công xây dựng ngày 19/5/2000, khánh thành ngày 19/5/2003. Tượng cao 18 m, bằng chất liệu đá granít Bình Định, ngoảnh mặt về hướng Đông Bắc, thuận theo hướng ánh sáng tự nhiên, làm tôn thêm vẻ uy nghi hoành tráng, khắc họa rõ hình dáng của Bác. Nơi đặt tượng đài Bác là Quảng trường Hồ Chí Minh rộng gần 11 ha, với nhiều hạng mục, trong đó có núi Chung mô phỏng theo núi Chung ở Làng Sen quê Bác vừa tạo khung cảnh hoành tráng của Quảng trường, vừa thể hiện sự gần gũi của Bác Hồ đối với quê hương. Đây là công trình được xây dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân Nghệ An quê Bác cũng như của cả nước, thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với Bác Hồ. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, nơi đây thực sự là điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu việc khai thác các tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)