Cuộc trò chuyện giữa một tên trộm và quan toà (8.2005) là câu chuyện lên tiếng cảnh báo tình trạng thực tế thực thi pháp luật ở ta còn chưa nghiêm, chưa đúng người đúng tội, mà nguyên nhân là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ thống nhất, khiến xảy ra tình trạng kiểu ăn cắp gà thì vào tù còn ăn cắp tiền tỷ, huỷ hoại môi trường,…thì ngang nhiên "rong chơi trên phố", thậm chí nguyên nhân còn do quan toà …lười.
Còn trong bài Phỏng vấn một tên tội phạm (4. 2003) lại lên tiếng nhắc nhở các cơ quan chức năng thi hành luật pháp nói riêng và toàn dân nói chung là muốn cho luật pháp được nghiêm minh, muốn giảm tình trạng phạm tội thì phải "cảnh báo", phải "giáo dục pháp luật nghiêm túc" và phải "công khai".
Tóm lại: Bản thân báo An ninh thế giới cuối tháng, do sự hạn chế về
tính định kỳ của nó, nên mỗi tháng, tác giả chỉ có thể chọn những vấn đề được coi là "có vấn đề" nhất thời điểm đó để ưu tiên bàn luận. Chẳng hạn, dịp ngày 8.3 có bài: Phỏng vấn một bà cụ nhân ngày 8.3, hay Phỏng vấn một ông già No- en, hoặc Phỏng vấn một bà già No-en nhân dịp lễ No- en,… Nên Lê Thị Liên Hoan phản ánh thường có chủ đề tập trung vào những chỗ "có vấn đề". Tức là ở đó đang chứa đựng nhưng mâu thuẫn, nghịch lý nhất định cần được
tháo gỡ. Mỗi cuộc trò chuyện trong tiểu phẩm có đối tượng riêng, không lặp lại. Nếu như Lý Sinh Sự nhắc nhiều đến những vấn đề chính trị, thậm chí bàn trực tiếp thì Lê Thị Liên Hoan không bàn đến những vấn đề đại sự quốc gia, chính trị một cách trực tiếp mà ông đi vào khai thác các mảng khác nhau cuả cuộc sống và thông qua đó góp phần tác động đến hệ thống chính trị quốc gia.
2.1.3. Thảo Hảo
Nếu như tiểu phẩm của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan xuất hiện mang tính định kỳ ổn định thì tiểu phẩm của Thảo Hảo xuất hiện thưa hơn, "ngẫu hứng" hơn trên Báo Thể thao & Văn hoá. Mặc dù xuất hiện ít hơn nhưng đối tượng mà tiểu phẩm của Thảo Hảo cũng khá rộng. Nó đề cập đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: