TIỂU KẾT CHƢƠNG III:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 133 - 135)

- Về phong cách viết tiểu phẩm:

TIỂU KẾT CHƢƠNG III:

Nghiên cứu hiệu quả thông tin từ ba phong cách hài của ba nhà báo: Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo chúng ta thấy:

Tiếng cười được tạo ra trong các tiểu phẩm của ba nhà báo này, dù mỗi phong cách mang bản sắc riêng của từng người, nhưng đều nhằm xây dựng một xã hội ngày càng phát triển đúng tinh thần báo chí cách mạng "chiến đấu vì công bằng, lẽ phải, vì hoà bình, thịnh vượng, văn minh trên toàn thế giới". Hiệu quả mà những tiếng cười ấy mang lại cho độc giả không phải chỉ đơn thuần là giải trí mà nó còn góp phần nâng cao nhận thức, định hướng nhận thức cho họ một cách đúng đắn trước một sự kiện, hiện tượng nào đó của xã hội đang chứa đựng trong nó những mâu thuẫn nhất định. Điều này phù hợp với mục đích hoạt động của truyền thông đại chúng chân chính. Đó là quá trình truyền thông mang đến cho đối tượng (công chúng) thông tin nhằm tác động vào nhận thức của họ để định hướng thay đổi hành vi một cách tích cực.

Phong cách tiểu phẩm hài hước Lý Sinh Sự mang lại cho công chúng hiệu quả thiết thực. Các tiểu phẩm hài của ông thực sự gây được sự chú ý của công chúng và làm cho "Nói hay đừng" vừa là chuyên mục vừa là diễn đàn để trao đổi, thảo luận về những vấn đề nóng của xã hội. Đó là thành quả của một chân dung con người nhà báo chân chính, chiến đấu vì công lý, nhân văn

Chính phong cách hài hiện đại của Lý Sinh Sự đã đạt hiệu quả cao và chứng tỏ một cách viết tiểu phẩm phù hợp thời đại: bám sát hiện thực để phản ánh nhiều góc độ, xông vào những điểm nóng có vấn đề của xã hội; viết linh

hoạt, ngắn gọn, sâu sắc, trung thực, bản lĩnh, chiến đấu công khai, minh bạch, hướng thiện. Đặc biệt, nó tạo được uy tín ở công chúng khiến họ có thói quen đón đọc tác phẩm của ông như thể muốn tìm đến một "chỗ dựa" khi có những vấn đề đang thắc mắc thì nhờ "bác Lý" giải đáp hộ, hoặc có những điều chưa biết, chưa hiểu cặn kẽ thì được bác Lý "khai sáng". Hiệu quả thông tin của "Nói hay đừng" là rất sâu rộng, không chỉ trong quần chúng mà đối với cả chính phủ và những nhà hoạch định chính sách.

Mỗi lời bình luận sắc sảo, trí tuệ của Lý Sinh Sự là một mũi kiếm nhọn, sắc tấn công vào những bất cập, tiêu cực. Mũi kiếm ấy khiến cho đối tượng thù địch, phi nghĩa phải khiếp sợ vì đã đánh đúng vào tâm can và sự đen tối, giả dối của chúng.

Cũng dùng tiểu phẩm hài để đấu tranh chống thói hư tật xấu ở đời, song Lê Thị Liên Hoan chọn lối phỏng vấn giả tưởng. Phong cách tiểu phẩm này mang lại hiệu quả xây dựng xã hội không thể phủ nhận. Đó là một cách nhìn hiện thực không né tránh, đấu tranh không khoan nhượng và vạch trần đến cái bản chất thật nhất của sự kiện, hiện tượng, con người trong trạng thái động, trong sự lô gíc tất yếu của lịch sử. Đọc xong những tiểu phẩm hài châm biếm của ông, độc giả thấu hiểu hơn về sự kiện, vấn đề mà họ vừa cười.

Và, lối đặt vấn đề lật ngược của Thảo Hảo khiến như một liều thuốc mạnh ngăn chặn và loại trừ những cái không tích cực. Như vậy, việc Thảo Hảo có hơi … "ngoa một tí" thì cũng đáng lắm chứ!

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)