Thất lạc văn hoá phẩm (sách) như một vấn nạn ở không ít thư viện bởi tính ích kỷ cá nhân vụ lợi của các thủ thư Tôi cũng muốn ăn cắp (3.2002); Rồi thực tế không ít ấn phẩm văn hoá ở nước ta xuất bản như đánh đố độc giả, làm độc giả khó hiểu khiến tác giả ví nó như những liều thuốc ngủ, đọc sách để … buồn ngủ [bài Tôi có đủ thuốc ngủ rồi (17.5.2002)];
Trong khi đó, tiểu phẩm Ra về lúc giải lao và Biết tin ai bây giờ là những tác phẩm tập trung tấn công mạnh mẽ vào thực trạng yếu kém và thiếu trách nhiệm, thiếu văn hoá của ngành sân khấu điện ảnh nước nhà khiến công chúng đến rạp thưởng thức nó phải bỏ "ra về lúc giải lao" và xót xa những đồng tiền đã bỏ ra mua vé không xứng. Rồi thậm chí, sự rối kịch bản, sự tối nghĩa của hành động, lời thoại,… các nhân vật trong kịch khiến người xem lẽ ra đến rạp xem phim để rút ra một cái gì đó có lý, có ích cho đời thì ngược lại, sau khi xem họ bị "quay lơ tu mơ" đến mức chẳng còn "biết tin ai bây giờ".
Với những tiểu phẩm tiêu biểu đó, Thảo Hảo thực sự gây hấp dẫn công chúng ở cách đặt vấn đề và sự dũng cảm nói thẳng, nói thật một cách có căn cứ vào những bất cập, yếu kém trong văn hoá, văn nghệ nước ta.
2.1.3.2. Về giáo dục:
Cũng như các tác giả khác, mảng đề tài được Thảo Hảo tập trung khá rõ nét bằng việc nêu ra một số bất cập trong ngành dẫn đến chất lượng giáo dục yếu kém. Các tác phẩm bằng các dẫn chứng cụ thể, viết với phong cách hài hước, thâm thúy. Có thể nói, các tiểu phẩm của Thảo Hảo khiến những ai đã đọc thì nhất định phải hiểu và có những phản ứng nhất định đóng góp cho sự nghiệp " cải cách" giáo dục nước nhà.
Bài Có đức mà không có tài đề cập đến một thực tế đáng buồn của ngành giáo dục nước nhà là có không ít hình ảnh những người thầy, những người làm quản lý giáo dục, thậm chí đến hiệu trưởng được liệt vào dạng "có đức mà không có tài".
Rồi đến bài Sự nan giải của tý (2.2003) tác giả "phang" một đòn chí mạng vào lối giáo dục theo "bệnh thành tích" của ngành giáo dục nước ta. Nó được biểu hiện bằng chủ trương của Bộ là " Chỉ những học sinh khá giỏi mới được dự thi đại học". Và lý giải cho điều đó, quan chức cấp Bộ cho rằng: "Việc các em có học lực quá kém đi thi làm cho thành tích ngành giáo dục của tỉnh đó bị ảnh hưởng rõ rệt". Và ngay sau đó tác giả đã nhận xét:"một thông điệp ngầm đã được gửi tới toàn thể giáo viên cấp III. Hãy nghĩ tới thành tích tỉnh nhà. Hãy ngăn chặn bọn học kém mà lắm ước mơ đi thử sức. Hãy gác cửa ước mơ chứ đừng khuyến khích ước mơ".
Trong khi đó, bài Giao trứng cho ác (19.7.2003), tác giả đã chĩa mũi nhọn vào sự yếu kém của giáo viên với thực tế "cũng có những người bước vào ngành sư phạm vì trình độ của họ trái nghĩa với giỏi". Thậm chí: "vấn đề
của giáo dục nước mình, là hình như không có thuốc trừ sâu, nếu không nói rằng đây còn là môi trường cho sâu phát triển".
Bài Món nợ của ngành giáo dục (16.8.2002) lại bàn đến tình trạng công cuộc cải cách sách giáo khoa của ngành giáo dục nước ta rơi vào tình trạng "biến học trò thành vật thí nghiệm".
Đặc biệt, trong loạt bài nói về giáo dục không thể không nhắc đến tiểu phẩm Cuối cùng là lè lưỡi. Đây là một sự thực đau lòng trong ngành giáo dục được Thảo Hảo tái hiện hài hước đến … phát khóc. Đó là câu chuyện có thật về một trường hợp "47 học sinh lớp 7 bị cô giáo áp dụng hình phạt "dùng lưỡi liếm ghế của cô giáo" chỉ vì "thấy ghế của mình đã bị trò nào vẽ đầy phấn".
Nhìn chung, các tiểu phẩm nói về giáo dục của Thảo Hảo đã đề cập đến những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng lại không hề nhỏ. Nó góp phần đấu tranh đẩy lùi cái xấu, chống sự mục ruỗng trong lòng nền giáo dục nước nhà.
2.1.3.3. Về kinh tế:
Đây là một vấn đề khá phức tạp, khó cười. Nhưng với tiểu phẩm Nếu tao là nhà nước (10.5.2002), Thảo Hảo đã làm cho công chúng phải bật cười khi chị xưng xưng ước "nếu tao là nhà nước". Bằng câu chuyện về sự bất cập trong quản lý và phục vụ tại khu du lịch rừng Cúc Phương, tác giả đã làm chúng ta phải suy nghĩ rộng hơn bởi chính cái khát vọng không thể thành hiện thực (nếu tao là nhà nước) ấy, tác giả không chỉ gây cười mà còn qua đó châm biếm cách quản lý kinh tế của nhà nước một cách lỏng lẻo, thiếu khoa học và có phần tư lợi bởi một số vị lãnh đạo các cấp khiến nhà nước đầu tư thì nhiều, nhưng thu lại chẳng đáng bao nhiêu.
Bên cạnh đó, tiểu phẩm Tư cách con cá (2003) cũng đề cập đến một lối làm ăn kinh tế thiếu thận trọng, coi thường khoa học liên ngành dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế nước nhà, đặc biệt là bà con nông dân gắn bó với ruộng đồng. Tác phẩm nhắc đến việc nuôi "ốc bươu vàng" phá hoại lúa của nông dân một cách thảm hại, rồi tiếp đến là nuôi cá chim trắng cũng mang hoạ không những không mang nhiều lợi ích kinh tế mà con gây nguy hiểm cho con người nếu nó "sổng ra ao hồ, sống suối". Và tất cả nguyên nhân của cái hoạ ốc bươu vàng và cá chim trắng cũng chỉ là số ít trong hậu quả của cơ chế với "cái sự không rõ ràng có trong vô vàn lĩnh vực".
2.1.3.4. Bên canh đó, hàng loạt các vấn đề khác như: vệ sinh an toàn thực phẩm (bài: À, ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói), bảo tồn văn hoá ( bài " phẩm (bài: À, ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói), bảo tồn văn hoá ( bài "
Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?, Không bao giờ hoàn hảo.), giao thông
(Nhật ký gã đào đường, Học phí trả bằng máu);…