Nói tới văn hoá là nói tới giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, có giá trị lịch sử và bản sắc dân tộc. Văn hoá là một phần quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nó là động lực của sự phát triển. Nên phản ánh những vấn đề thuộc về văn hoá là nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Báo chí, bên cạnh những chức năng khác, nó còn thực hiện chức năng phát triển văn hoá. Đó là tuyên truyền những giá trị văn hoá tốt đẹp, quảng bá, dung nạp những giá trị tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đồng thời, báo chí góp phần đẩy lùi những giá trị phản văn hoá, đấu tranh xây dựng một xã hội có văn hoá.
Với đặc trưng thể loại châm biếm hài hước, trong các tiểu phẩm của mình, Lý Sinh Sự đã dành nhiều bài khai thác những khía cạnh khác nhau của văn hoá như: bảo vệ, gìn giữ những nét truyền thống quý báu của dân tộc, lên tiếng phê phán những việc làm sai trái của cá nhân, tập thể, những biểu hiện hành vi làm tổn hại hoặc đe doạ đến sự hưng thịnh của văn hoá nước nhà.
Trước hết, trong bài Đồng hành cùng giả dối (16.9.2003) đề cập đến một thực trạng đau lòng mang tính văn hoá sống của dân ta: Nạn đồ giả tràn lan, đặc biệt là bằng cấp giả. Đó là một vấn nạn nguy hiểm nhưng nó phổ biến đến mức "bắt vụ này xong lại tòi ra vụ khác". Và tác giả đã kết luận về một thực tế rất đau xót, đáng báo động gấp cho xã hội: "Hàng giả hỏng mua cái khác, "trí tuệ" giả thì dân trí lùn, biết đến bao giờ mới có "kinh tế tri thức"?
Nói đến một thực tế xã hội có không ít kẻ lạm dụng lễ hội cổ truyền để ăn bám một cách thiếu văn hoá vào những giá trị văn hoá mà lẽ ra đáng trân trọng. Bài Trăng mờ đánh bắt (14.9.2005) có đoạn: "Nghe nói loại bánh đắt tiền chủ yếu để mua biếu sếp? Người ta mượn hộp bánh để đựng " tình cảm" có dấu + thôi… Thời mới khởi thủy phong trào quà biếu, họ còn nhét nhẫn vàng vào bánh, nay thì đã công khai hoá, bánh cứ biếu, + thêm cái phong bì nhẹ như chì là đẹp cả đôi đường". Thực ra, đây là một hành vi không chỉ liên quan đến văn hoá mà thậm chí còn là hình thức hối lộ, tham nhũng tinh vi.
Bên cạnh đó, vấn đề ăn mặc trong xã hội ngày càng văn minh cũng không kém phần quan trọng trong việc tạo nên những nét đẹp văn hoá Người. Bài Lễ nghĩa quốc gia (23.8.2005) đề cập đến vấn đề này khá sâu sắc nhưng không phải chuyện ăn mặc thường ngày của dân thường mà là chuyện văn hoá ăn mặc mang tính lễ nghi nơi công cộng. Tác giả đã thẳng thắn phê phán: "Nước ngoài họ chăm lo từ lời ăn tiếng nói, tấm áo, manh quần. Còn ta thì vì lý do gì đến nay vẫn chưa đưa vào quy định cách ứng xử văn hoá và tác
phong có giáo dục toàn xã hội. Chả lẽ lấy lý do là kinh tế còn chậm phát triển? Hãy nhớ câu nói từ xưa: " Đói cho sạch, rách cho thơm". Ai cấm ta sống sạch, sống thơm nhỉ?"
Trong nhiều vấn đề liên quan đến văn hoá được Lý Sinh Sự "châm", phải kể đến sự kiện đồi Vọng Cảnh - Huế. Trong khi các cơ quan chức năng, báo chí nói nhiều về chuyện nên hay không nên xây dựng một khu khách sạn - du lịch trên đồi Vọng Cảnh bên bờ sông Hương. Các nhà báo tìm hiểu, phân tích mổ xẻ bằng các thông tin nóng hổi, các phóng sự, điều tra,… còn Lý Sinh Sự dùng tiểu phẩm mang chuyện đó ra để … cười đến hai lần.
Lần một là bài Giữ Huế "din"(05.3.2005) "châm" các nhà quản lý đã có kế hoạch xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Họ phản đối bởi nhiều nhẽ, trong đó hấp dẫn công chúng ở chỗ: " Phía tỉnh muốn xây dựng khách sạn kiểu tây, biến khu này thành cô gái Huế, nón bài thơ, áo tím, nhưng lại mặc mini duýp kiểu Hà Lan!" Khiến cho: " chín trong mười nhà khoa học trong cuộc họp đã phản đối xây dựng khách sạn ở Vọng Cảnh".
Và đến lần thứ hai, Lý Sinh Sự lại lên tiếng cùng nhiều người "tâm huyết" với Huế đó "mất ăn mất ngủ" về chuyện bảo tồn di sản văn hoá dân tộc mà rằng: "Lý tôi, chưa biết đồi Vọng Cảnh ở chỗ nào, nhưng cũng thấy cái lý bảo vệ di sản là cần thiết nên cũng vỗ tay tán thưởng, thậm chí còn dám to mồm trách các vị ở UBND Huế sao lại làm ăn dễ dãi như thế"[trong bài Bỏ phiếu rồi, Vọng Cảnh ơi!(07.4.2005)].
Một trong những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc ta hằng năm là ngày Tết Nguyên đán cổ truyền. Lý Sinh Sự cũng nói về Tết nhưng không phải tả cảnh, khen người,… mà là xoáy vào những cái không hợp lý. Cụ thể như: do mê tín tranh thủ đổ rác ra đường ngày cuối năm tránh xui xẻo phải đổ rác đầu
năm khiến rác "chiều 30 Tết, cứ ùn ùn hàng đống", khiến " công nhân vệ sinh khổ đến phát khóc"[ Chuyện tất niên (05.2.2005)].Và tác giả cho rằng chuyện mọi nhà thả cá chép cúng ông Táo là do "mê tín dị đoan", là lãng phí.
Trong tiểu phẩm Sống trên di sản (21.11.2004), tác giả tỏ ra phẫn nộ hơn hết khi nói về những giá trị di sản văn hoá của đất nước ta cần phải được bảo tồn: " Đúng là tất cả chúng ta đàng sống trên mảnh đất di sản của tổ tiên. Chỗ nào cũng phải trân trọng bảo vệ, giữ gìn. Vì thế, không được chia lô bán vung xích chó lên để kiếm lời như giai đoạn vừa qua nữa đâu đấy!"
Một vấn đề cũng được đông đảo công chúng quan tâm không kém, đó là quảng cáo sản phẩm một cách thiếu văn hoá. Điều đáng buồn là chính các cơ quan báo chí, văn hoá lại là những người mẫu lẫn lộn đầu tiên, để dân kêu quá rồi chính quyền mới vào cuộc. Sự lạm dụng quá đà của Kotex trên các phương tiện truyền thông đại chúng đến mức Lý Sinh Sự, một người ít quan tâm đến các vấn đề giới, đã " lầm tưởng Kotex là một loại hình nghệ thuật mới- nghệ thuật kiếm tiền. Thì ra đồng tiền có thể làm thay đổi được cả thời gian. Điều mà Anhxtanh mới nghĩ ra lý thuyết thì các nhà quảng cáo Kotex đã biến thành hiện thực, biến giờ cần sạch sẽ thành giờ "tổng vệ sinh". Rất may, thực trạng đó đã khiến nhà nước vào cuộc để làm sạch môi trường văn hoá: " Lần đầu tiên "vấn đề Kotex" (và cả một số thứ khác) được đưa vào pháp quy. Cụ thể là từ 18 giờ đến 20 giờ cấm không có Kotex trên màn hình, sóng phát thanh. Ai cũng hiểu đó là " giờ ăn cơm", không được nói chuyện "không sạch", mất áp - pe -tít. Có khi phải nhắc thêm là phải cất hết các tờ báo có quảng cáo Kotex, không để đập vào mắt mọi người lúc ngồi ăn"[Bài Kotex ơi, chào nhé!(5.8.2003)].
Nhìn chung có thể nhận thấy, trọng tâm tấn công của tiểu phẩm của Lý
giúp con người mang cái xấu nhận thức và loại trừ nó để giữ lại cái bản chất tốt đẹp của con người, chứ không phải viết tiểu phẩm để hạ nhục, để triệt tiêu con người. Và, thông qua tiểu phẩm, con người nhận thức được bản chất của mâu thuẫn, nghịch lý mà khắc phục, tránh mắn sai lầm. Đó là biểu hiện cao cả của chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo trong tiểu phẩm báo chí, một phần trong mục đích hoạt động của báo chí Việt Nam. Tức là tiểu phẩm nó "chẳng chỉ mặt đặt tên ai mà vẫn thấy". Cái "thấy" ở đây là thấy vấn đề, thấy hậu quả của những cái phản tiến bộ đang hiện diện trong xã hội. Nó có thể xuất phát từ hành vi của một cá nhân, nhóm xã hội nhưng khi đã ảnh hưởng đến nhiều người thì đã là vấn đề của xã hội. Nó phải được cả xã hội lên án, đấu tranh chống trả và tiêu diệt cái xấu. Các nội dung mà Lý Sinh Sự đề cập đã góp phần tích cực trong mục đích đó.