Về Kinh tế:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 58 - 59)

Có các bài: Phỏng vấn một thủ quỹ (02.2004); Cuộc trò chuyện giữa một sinh viên mới ra trường và một ông tổng giám đốc (8. 2004); Cuộc trò chuyện giữa Trưởng phòng hành chính và con vịt giời (4. 2005).

Trong bài Phỏng vấn một thủ quỹ, tác giả đã đề cập đến một vấn đề xưa nay luôn luôn được rất nhiều người quan tâm- tiền lương. Nhưng ở đây, không bàn đến giá trị lương cao hay thấp mà là một vấn đề sâu sắc hơn, rộng hơn. Đó là "chúng ta cần coi trọng một cách nghiêm túc đồng lương" vì nó biểu hiện" là sự công bằng và mọi hành động đều củng cố hoặc hướng tới nền công bằng đó". Và muốn có một xã hội công bằng, văn minh cần " một chế độ lương "rành mạch, một quan niệm về lương đầy tự hào". Toàn bộ nội dung tiểu phẩm, tác giả hướng tới một thông điệp rằng, mọi người cần nhìn nhận ở đồng lương và chế độ tiền lương như những biểu hiện của "cả tinh thần, văn minh và văn hoá" trong những đồng tiền lương của mỗi người.

Rồi đến bài: Cuộc trò chuyện giữa một sinh viên mới ra trường và một ông tổng giám đốc (8.2004), Lê Thị Liên Hoan lại đề cập đến một thực trạng khác liên quan đến sự phát triển kinh tế nước nhà. Tiểu phẩm đã bắt đầu câu chuyện bằng một cuộc tuyển dụng nhân sự làm … giám đốc. Theo quan điểm của tác giả gửi trong tác phẩm thì muốn phát triển nền kinh tế, muốn thúc đẩy đất nước tiến lên cần quan tâm, nhìn nhận đúng hơn thực lực của đội ngũ lao động trẻ có trình độ, đồng thời cũng cần sự dũng cảm, dám nghĩ dám

làm. Bên cạnh đó, công cuộc cải cách nền kinh tế không đơn thuần là công việc pháp luật mà nó cần một cái lớn hơn, riêng hơn - Pháp luật trong quản lý. Bởi: "Nó cho phép, nó đồng tình, nó ủng hộ những người lãnh đạo "cắt gọt" hàng loạt những thành phần không hiệu quả, dựa trên một chân lý là dù những thành phần đó có đông đến mấy, cũng rất nhỏ bé so với toàn bộ nhân dân". Vấn đề rất đúng đắn này đã được Lê Thị Liên Hoan đề cập rất nghiêm túc và chí lý.

Lê Thị Liên Hoan cũng đã thẳng thắn đánh giá thực trạng nền kinh tế nước nhà còn chậm phát triển, không ít công ty làm ăn còn thua lỗ, kém hiệu quả là do cách thức tổ chức bộ máy hành chính quá kềnh càng. Bằng cách so sánh với đàn vịt, với các công ty nứơc ngoài, tác giả đã đi đến kết luận có giá trị: "Ở đâu có nhiều phó, ở đó rất khó bay lên"[bài Cuộc trò chuyện giữa Trưởng phòng hành chính và con vịt giời (4.2005)]. Tức là chừng nào còn bộ máy cồng kềnh, "đội quân ăn bám" nhiều hơn người làm thì kinh tế còn chậm phát triển, thậm chí dẫn đến thực trạng "trưởng và phó" chỉ quan tâm tranh chức chạy quyền mà không chăm lo cho sự phát triển của cơ quan. Ở đây không chỉ dừng lại ở việc phê phán bộ máy hành chính và cách thức tổ chức hoạt động các công ty, cơ quan ở ta quá cồng kềnh mà còn mở rộng ra liên quan đến những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước - tinh giảm biên chế, ở chế độ tự quyết, dám làm dám chịu của các vị đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)