Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tiểu phẩm:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 71)

Với mỗi tác phẩm báo chí, việc đặt tên (rút tít) bài là vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, thu hút, gây ấn tượng cho công chúng. Tít bài trở thành điểm nhấn khởi đầu tác động và lôi kéo công chúng tiếp tục theo dõi tác phẩm. Vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ để bài viết của mình có những cái tít hay, độc đáo mà vẫn trúng vấn đề nhất. Tức là mỗi tít hay phải đảm bảo thể hiện đúng nội dung tác phẩm, diễn tả được những vấn đề mà tác giả định nói. Nó được coi là linh hồn của bài viết, là cái thần thái của tác phẩm. Chính cái tít là "cửa ngõ" đón công chúng đi vào tác phẩm hay không.

Đối với thể loại tiểu phẩm, bản thân nó mang tính chất hài hước, châm biếm,… nên tít càng cần thiết thể hiện được đặc trưng thể loại. Tức là tiểu phẩm là cố gắng lôi kéo công chúng bằng vấn đề được đặt ra rất … gai, đồng thời cái hài hước có phần toát ra ngay từ những con chữ đầu tiên- tít.

Trong các tiểu phẩm của mình, Lý Sinh Sự đã làm được điều đó trong khi thể hiện các tác phẩm trên chuyên mục "Nói hay đừng" của báo Lao Động. Các tít bài của Lý Sính Sự thể hiện sự khéo léo trong cách vận dụng

ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén. Các tít bài của ông biểu hiện rất rõ nét sự thoả mãn một số yêu cầu đặt ra đối với tít báo hay và tạo ra một số nét đặc trưng sáng tạo trong cách rút tít của tác giả:

Một là, sự ngắn gọn: Mỗi tít bài của Lý Sinh Sự chỉ giới hạn trong khoảng bình quân từ 2 đến 5 âm tiết tiếng Việt. Nhưng bằng ấy con chữ, nội dung tác phẩm được hiện lên rõ nét, độc đáo, đặc biệt là nó gợi ngay sự tò mò ở công chúng:

Ví dụ: Kotex ơi, chào nhé!(05.8.2003); Cà phê chồn (16.12.2004); Bi kịch lạc quan (09.1.2005); Kỷ cương cũng nghỉ Tết (14.2.2005); Sống chung với đủ thứ (02.3.2005); Mùa ném đá (21.3.2005); Chưa có quyền không điên (17.5.2005); Inter tặc (09.7.2005); Vừa không cấm, vừa cấm

(30.8.2005); Vào lăng mộ mà ở!(05.8.2005); Mời "Ukraina" uống nước"!(26.7.2005); Bò không cần mỹ viện (14.11.2004); Nhà tham nhũng học (14.8.2005); …

Hai là, sử dụng cách nói lái của ca dao, tục ngữ, thành ngữ đặt tít: Ví dụ: Cầm đèn chạy trước xe buýt (12.01.2002) là chuyển thể từ câu "Cầm đèn chạy trước ô tô" nói sự bất cập khi tăng số lượng xe buýt;

- Thà hy sinh chứ không chịu chết (17.8.2005) là lấy ý từ câu" Thà hy sinh chứ nhất định không chịu mất nước,…" để nói về tình trạng ngoan cố của bọn tội phạm tham nhũng;

- Quá tam ba bận rồi!(13.7.2005) là ý của câu "Quá tam ba bận" để nói tình trạng dây dưa, không dứt điểm, khó khăn trong giải phóng mặt bằng;

- Ông chẳng bà chuộc (27.7.2005) là lấy nguyên văn câu dân gian vẫn dùng chỉ tình trạng nhiều người nói không thống nhất, để nói vấn đề công bố kết quả xét nghiệm cúm gia cầm không thống nhất của cơ quan chức năng;

- Qua đình ngả mũ kê - pi…Viết lái của câu ca dao "Qua đình ngả nón trông đình".

Ba là, dùng một số hình thức diễn tả lời nói thông tục hằng ngày trong giao tiếp nhƣng qua cách thể hiện gắn với vấn đề thời sự nóng bỏng, nó có sức tác động rất lớn:

Ví dụ: - Chả biết ai ngu (30.01.2002); Doạ nhau cái chơi (26.3.2005);

Mờ mịt lắm (28.12.2004); Ăn mau lên (15.12.2004); Gặp vỏ dừa rồi! (28.10.2004); Chắc là đang bàn (16.8.2004); …

Bốn là, dùng trực tiếp hoặc dịch phiên âm, viết rút gọn tiếng nƣớc ngoài thành tiếng Việt:

- Hậu Xi - ghêm (15.12.2003)- phiên âm tiếng Anh của SEA Games;

- Không biết "meo"(13.9.2005) - phiên âm tiếng Anh của từ "mail"; - Inter tặc (17.9.2005)- viết cách rút gọn tiếng Anh của Internet; - Không có "i - dô"(04.5.2005) - phiên âm tiếng Anh của từ ISO; - Thơ súvơnia ( 07.9.2004)- phiên âm tiếng Anh của Souvenir; - Sinh sự với Ơ - rô (16.6.2004)- phiên dịch tiếng Anh của EURO;

Năm là, dùng từ ngữ thể hiện sự tƣơng phản, đối lập:

Một miếng thịt - một tờ lịch (06.8.2003); Hơn bù kém (22.8.2003);

Không hiểu thì cố mà hiểu (02.10.2003); Đất hiền thành dữ (08.11.2003);

Khi tỏ khi mờ (13.11.2003); Chuồng bò chỉ nhốt đựơc bê ( 06.11.2003); Lùi một bước tiến hai bước (19.11.2003); Hiện đại và bản sắc (07.12.2003); Nội sao bằng ngoại (31.12.2004); Từ nhỏ nói chuyện to (01.01.2004); Coi vậy

không phải vậy (08.01.2004); Tin và không tin (14.3.2004); Chuyển đi đổi lại (20.5.2004); Hở và kín (22.7.2004); Ca tăng ca giảm (22.8.2004); Đọc báo như xem voi!(17.9.2004); Hiện đại và bi thương (19.9.2004);

Sáu là, dùng hính thức chơi chữ:

Thi hay không thi (06.10.2004); Chuyện hươu vượn quanh con hươu

(08.11.2004); Tây tù, ta không tù (15.11.2004); Trẻ vùng sâu và thuốc sâu

(22.3.2005); Buôn lậu nhiều như không lậu (31.3.2005);…

Bảy là, dùng từ ngữ đối lập tạo sự mâu thuẫn ngay từ tít:

Buôn lậu nhiều như không lậu (31.3.2005); Vừa đẹp vừa xấu

(08.9.2005); Luật chống luật (10.9.2005); Thà hy sinh không chịu chết

(17.9.2005); Chuyên gia vô nghề nghiệp (21.7.2005); Bi kịch lạc quan

(09.01.2005); Vào lăng mộ mà ở! (05.8.2005); …

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)