Tiểu phẩm trên báo chí

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 30)

Tiểu phẩm báo chí ở Việt Nam, theo một số tài liệu nghiên cứu, có từ những năm đầu thế kỷ XX với những tờ báo như: Đông Tây, Duy Tân, Đông

Dƣơng tạp chí, Phong Hoá, Vịt Đực, Con Ong,… Nhưng tiểu phẩm thực sự

bộ và cách mạng có điều kiện phát triển công khai) nhằm vạch trần bộ mặt xã hội thối nát, kệch cỡm, bản chất xấu xa của chế độ thực dân phong kiến, sự đớn hèn của những kẻ bán nước cầu vinh. Những tên tuổi viết tiểu phẩm báo chí thời kỳ này như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,…

Trong các cây tiểu phẩm ở nước ta, không thể không nhắc đến Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh- với nhiều tiểu phẩm mẫu mực. Các tiểu phẩm của Người thực sự là vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai bán nước.

Thời kỳ nước nhà độc lập, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới, bên cạnh những thành tựu thì cũng nổi lên nhiều vấn đề bất cập, tiểu phẩm đã nhanh chóng trở thành một trong những thể loại hấp dẫn, có sức mạnh trong việc phản ánh những tiêu cực, bức xúc của nhân dân nhằm đẩy lùi, tiêu diệt những cái phản tiến bộ để xây dựng một xã hội phát triển vững mạnh theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hiện nay, tiểu phẩm xuất hiện thường xuyên, là một bộ phận không thể thiếu và có vị trí xứng đáng trên mặt báo, xuất hiện nhiều trên báo trong các chuyên mục như: "Chuyện thường ngày" (báo Tuổi trẻ); "Từ phủ khai phong " (báo Pháp luật TP. HCM); "Xả xú pap", "Nói hay đừng" (báo Lao

Động); "Nhàn đàm" (báo Thanh Niên); "Chuyện cuối tuần" (báo Văn hoá), "Tôi xem, đọc, thấy, nghe" (báo Thể thao & Văn hoá), "Mua vui cũng được một vài trống canh"(báo An ninh thế giới cuối tháng);...

Tiểu phẩm báo chí là một thể loại độc lập nên cũng mang những đặc trưng cơ bản của báo chí như thông tin thời sự, chân thật, khách quan, chịu sự chi phối bởi tính khuynh hướng,… Song, thông tin thời sự của tiểu phẩm được thể hiện ngắn gọn, không ôm đồm phản ánh mọi vấn đề bao quát trước một sự kiện, hiện tượng mà chỉ là nhìn ở một góc độ, một khía cạnh nào đó của vấn

đề. Tiếp cận vấn đề từ góc quan sát nhỏ nhưng không hẹp, nhà báo có thể bộc lộ quan điểm, lập trường, thái độ của mình trước nó. Nhân vật xuất hiện trong tiểu phẩm có thể trực tiếp chính danh, địa chỉ, nhưng cũng có thể là điển hình hoá một loại người, một tầng lớp hay một giai cấp nào đó. Mục tiêu chính của tiểu phẩm là cười vào thói hư tật xấu ở đời, châm biếm, đả kích nhằm làm đẹp, lành mạnh hoá xã hội, hướng xã hội, con người tới giá trị Chân - Thiện- Mỹ.

Tiểu phẩm là thể loại độc lập nên nó có những đặc trưng riêng:

Thứ nhất - Tính châm biếm hài hƣớc:

Đây là một phương pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì đó sai lệch, vô lý, không xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng các hình tượng đáng cười, đáng phê phán, chế nhạo (khía cạnh hình thức. Nhờ đó, nó biến tiểu phẩm thành một công cụ quan trọng, sắc bén trong việc châm biếm, phê phán gay gắt những hiện tượng sai trái, tiêu cực cũng như các tệ nạn trong xã hội bằng cách viết hài hước. Cho nên, phê phán có độ sâu sắc của tư tưởng, chứa đựng các ẩn ý, khiến cho kẻ "có tật giật mình", còn độc giả thì thích thú, tự suy ngẫm, nhận thức được cốt lõi, bản chất thực của sự việc, mà qua đó tự sửa mình, giáo dục mình. Sự đối ngược, xung đột trái khoáy trong cuộc sống thể hiện trong tiểu phẩm trở thành những bi hài kịch vừa tức vừa cười. Hiện tượng, sự việc thật trong đời sống xã hội được tái hiện bằng tất cả các thủ pháp nghệ thuật: Ngoa dụ, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ,…

Nhà văn tư tưởng Nga Sécnưsepxki đã viết: "Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự"[59; 35]. Và cái hài hước trong tiểu phẩm báo chí thuộc phạm trù mỹ học. Nó biểu hiện cái mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được. "Trong hài hước, phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho thấy đằng sau cái tầm thường là

vẻ cao qúy, sau cái điên rồ là sự anh minh. Trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, vì thế nổi bật lên là giọng đả kích, phủ định, tố cáo dẫn đến tiếng cười mang sắc thái khác nhau"[67; 95]. Sức mạnh phê phán vừa mang tính khẳng định vừa mang tính phủ định. "Người ta thường coi humour, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm biếm là cung bậc cuối cùng". [67; 95]. Điều quan trọng là cái hài của tiểu phẩm báo chí thường biểu hiện tính thâm trầm, kín đáo, không lộ liễu, biểu hiện trí tuệ, tài năng của tác giả. Và dù ở cung bậc nào cái hài đó cũng thể hiện gồm ba yếu tố cơ bản:

+ Bản chất mang tính hài hước của đối tượng mà công chúng có thể dễ dàng cảm nhận;

+ Sự cường điệu của những đường nét, kích thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng;

+ Sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nhằm làm tăng thêm hiệu quả của tiếng cười.

Thêm nữa, sự sâu sắc, thâm thuý được kế thừa từ chất liệu hài hước của truyện cười dân gian. Do vậy, tiểu phẩm châm biếm càng có sức mạnh là vũ khí tấn công cái ác, cái xấu, phê phán những cái tiêu cực bằng cánh nói ngụ ý, hàm ngôn. Cho nên, phong cách tiểu phẩm báo chí là gây cười trên cơ sở những sự kiện, hiện tượng có thực của cuộc sống mà ở đó nội tại bản thân nó chứa đựng những mâu thuẫn mang tính xã hội. Việc của tác giả tiểu phẩm là vận dụng sáng tạo phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng óc sáng tạo của mình thể hiện nó ra cho mọi người nhìn thấy, cảm nhận thấy và "bật cười" về nó.

Trong báo chí, người ta căn cứ vào 3 tiêu chí sau đây để phân loại các tác phẩm và phân biệt sự khác nhau giữa các thể loại. Đó là: Đối tượng phản ánh; Mục đích, nhiệm vụ; Phương pháp phản ánh, phương tiện sáng tạo.

Tính chất khác biệt của mỗi thể loại báo chí không phải do một trong các đặc điểm mà do toàn bộ những đặc điểm đó. Xét về khung thời gian, đối tượng phản ánh của báo chí cơ bản, trọng yếu nhất là cái hiện thời, cụ thể có tính thời sự, thời cuộc, trong đó nội dung chính trị tư tưởng được ưu tiên.

Cũng như các thể loại báo chí khác, đối tượng phản ánh của tiểu phẩm báo chí là hiện thực đời sống xã hội đương thời nhưng thu hẹp lại trong phạm vi cái xấu của kẻ thù và cái xấu của nội bộ xã hội, dân tộc.

Tiểu phẩm của Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, ... đều là một thể loại châm biếm, tạo nên tiếng cười (tiếng cười hiểu theo cả nghĩa bóng). Nhưng nhiệm vụ, mục đích của tiểu phẩm không chỉ là gây cười. Bản thân cái cười có nhiều cung bậc, nhiều khía cạnh và nảy sinh trong nhiều điều kiện cụ thể khác nhau. Trong dân gian nói: “36 điệu cười” là để chỉ sự phong phú, sinh động của cười. Trên thực tế, cái cười sinh động, phong phú hơn nhiều. Cười có khi chỉ là kết quả sự đùa vui, không ác ý như kiểu “chồng còng mà lấy vợ còng, nằm phản thì chật nằm nong thì vừa”. Nhưng có tiếng cười biểu thị sự phản kháng, sự căm ghét. Thậm chí “cái cười nhiều khi có sức mạnh giết người”. Cười là một vũ khí quan trọng của kỷ luật xã hội thuộc một giai cấp nhất định hoặc là một hình thức gây áp lực của một giai cấp này đối với một giai cấp khác. Ở một khía cạnh khái quát có tính lịch sử, nói như Xích Điểu: "tiếng cười là yêu cầu của cuộc sống đang vươn lên. Vì thế con người đưa đám một hình thái xã hội của họ không phải bằng những điệu kèn lâm khốc bi ai, mà bằng những tiếng cười vui vẻ”. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong tiểu phẩm cũng là tiếng cừơi như thế, tiếng cười tỉnh táo, có phân biệt đối xử, tiếng cười của kẻ mạnh, tiếng cười có nhiều cung bậc, ý nghĩa khác nhau.

Khi đề cập đến những cái xấu, lạc hậu, lỗi thời trong nội bộ dân tộc, nội bộ đất nước, cười là vũ khí quan trọng của kỷ luật xã hội. Nó là sự phê bình

những cái xấu, cái hạn chế nhằm mục đích xây dựng, phát triển cái mới, cái đẹp làm cho xã hội ngày càng tốt hơn.

Đối với kẻ thù, cười trong tiểu phẩm thuộc về những cung bậc khác. Đó là cười sâu cay, tiếng cười phê phán để đánh đổ, tiêu diệt cái ác. Tiếng cười ấy, chính là “hình thức gây áp lực của giai cấp này với giai cấp khác”, của một dân tộc đối với kẻ thù đang dày xéo lên Tổ quốc thân yêu. Ngọn đòn của tiểu phẩm phơi trần bản chất kẻ thù ở những khía cạnh xấu xa nhất, phản động nhất qua những sự kiện, vấn đề thời sự sinh động không thể chối cãi. Ở thế của kẻ mạnh, là vũ khí của kẻ mạnh, tiếng cười khi cất lên chứa đựng sự khinh bỉ, dấy lên sự phẫn nộ, căm thù, lúc lại lắng xuống châm biếm sâu cay, chứng minh sự diệt vong tất yếu của kẻ thù.

Thậm chí có những tiểu phẩm không thể gây cười khi đề cập đến những mâu thuẫn nào đó trong nội bộ nhân dân, nội bộ kẻ thù và buộc người đọc phải suy nghĩ đến những vấn đề sâu xa. Ở nước ta ngày nay, vấn đề đấu tranh loại bỏ những thói hư tật xấu ở đời, đấu tranh chống tệ nạn xã hội, thói cửa quyền, hách dịch của cán bộ, thói bệ dạc trây lỳ của không ít phần tử phản tiến bộ trong nội bộ công dân nước nhà là việc làm thường xuyên và cấp thiết của báo chí, trong đó có sự tham gia đắc lực của tiểu phẩm.

Nói chung, trong mỗi tiểu phẩm, người viết đều sử dụng vũ khí là tiếng cười. Việc tạo ra tiếng cười châm biếm trong tiểu phẩm báo chí là cả một nghệ thuật. Về cơ bản, nghệ thuật gây cười trong tiểu phẩm dựa vào việc thiết lập nên những mối quan hệ mâu thuẫn, những liên hệ bất ngờ, những tình huống éo le với nhiều tầng lớp nghĩa, nhiều cách hiểu không cùng chiều. Nhưng trong nhiều trường hợp, tính chất của cái cười đó khác nhau, nó luôn là biện pháp thể hiện ý đồ, thái độ của tác giả đối với cái ác, cái xấu đã được phản ánh và lên án. Hơn nữa, tính chất, liều lượng của cái cười tạo nên trong tiểu phẩm

báo chí phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, đôi khi vào những phẩm chất cá nhân thuần tuý năng khiếu của tác giả.

Chứng tỏ thực chất mục đích của tính chất hài hước, châm biếm trong tiểu phẩm ở đây không phải chỉ viết ra để cười giải trí đơn thuần mà nó cười để chiếu đấu vì sự phát triển lành mạnh của xã hội.

Thứ hai: Dung lƣợng tác phẩm nhỏ:

Có thể nói rằng, trong báo chí, tiểu phẩm có dung lượng nhỏ (trung bình mỗi tiểu phẩm thường dài từ 300 đến 500 chữ) và tần số xuất hiện ít hơn so với các thể loại tin, phóng sự, bình luận,... nhưng với sự ra đời và phát triển của mình, tiểu phẩm khẳng định vai trò là một vũ khí sắc bén vạch mặt, đấu tranh với kẻ thù chính trị, là một phương tiện có tác dụng tự phê bình, phê bình, chỉ cho xã hội thấy những khía cạnh chủ yếu của từng sự việc xấu cản trở quá trình tiến triển của xã hội, góp phần bồi dưỡng cái tốt đẹp và tích cực. Do vậy, trên mặt báo, tiểu phẩm thường được ưu tiên dành cho những vị trí xứng đáng và ổn định trong các chuyên mục với các tên gọi: "Nói hay đừng"

(Báo Lao Động), "Tôi xem, đọc, thấy, nghe"(Báo Thể Thao & Văn hoá),

"Mua vui cũng đựơc một vài trống canh" (Báo An ninh thế giới cuối tháng), …

Thứ ba: Sự kết hợp giữa những phƣơng pháp thể hiện của báo chí và thủ pháp nghệ thuật của văn học, giữa ngôn ngữ thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tƣợng nghệ thuật:

Sự kết hợp này rất phong phú, sinh động tuỳ theo tài liệu về sự kiện khách quan và tài năng của người viết. Tất nhiên, khả năng và mức độ sự kết hợp này cũng nằm trong phạm vi khống chế của những quy luật sáng tạo trong

báo chí là ưu tiên nội dung chính trị tư tưởng, đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin của xã hội do những nhiệm vụ chính trị - xã hội đặt ra, tôn trọng hoàn toàn tính chân thật khách quan của sự kiện. Trong các tiểu phẩm của Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, Hữu Thọ, Lý Sinh Sự, Bút Bi, Thảo Hảo ... đều có sự kết hợp rất linh hoạt giữa các yếu tố của chính luận, tự sự, thông tin và thơ ca, hò vè, ca dao, dân ca,... Đôi khi, trong các tiểu phẩm còn có hình thức đối thoại của kịch bản sân khấu, hình thức điểm tin thời sự có sự so sánh, đối lập tạo ra mâu thuẫn. Với một nội dung rất nhỏ so với các thể loại ký, phóng sự, tường thuật,... nhưng vốn từ sử dụng trong tiểu phẩm rất phong phú. Có thể nhận thấy ở đặc điểm này là lối viết giàu hình ảnh, hình tượng, khả năng diễn đạt " ý tại ngôn ngoại" của ngôn ngữ và có sự đan xen giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, tạo nên giọng điệu đa thanh cho tác phẩm, khi bông đùa khôi hài, lúc trang trọng, nghiêm túc, có lúc trùng xuống nhẹ nhàng, nhưng có lúc lại căng lên trong lập luận, kết luận vấn đề;… Nhiều tiểu phẩm có cốt truyện, giàu yếu tố tự sự và được hư cấu trong giới hạn nhất định trên cơ sở sự kiện, hiện tượng có thật. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, tác giả phải có vốn từ rộng, có khả năng tạo ra chệch chuẩn để gây ấn tượng mạnh, tác động vào nhận thức của độc giả.

Các thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong văn học như: ví von, ẩn dụ, so sánh, ngoa dụ, phóng dụ, cài bẫy, nhân cách hoá các con vật, đồ vật… đều được sử dụng triệt để, đa dạng, khéo léo nhằm dẫn dắt người đọc suy luận theo một hướng rồi bất ngờ tạo kết thúc theo hướng khác mà vẫn lô gíc gây nên sự thích thú, "tức cười".

Từ sự phân tích trên, có thể kết luận: Tiểu phẩm báo chí là một thể loại châm biếm có tính chiến đấu cao, kết hợp sinh động giữa nội dung và phương pháp thể hiện của báo chí với các thủ pháp nghệ thuật văn học, sử

dụng vũ khí là tiếng cười, nhằm biểu thị thái độ đối với cái xấu của nội bộ xã hội và kẻ thù được phản ánh chân thật và vạch trần bản chất.

Với thế mạnh như vậy, tiểu phẩm đã tạo nên cho nhiều tác giả những phong cách đặc thù và có "thương hiệu", uy tín trong làng báo. Tuy nhiên, sử dụng hiệu quả, thành công thể loại này không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Nó đòi hỏi tác giả phải có một tư duy sắc bén trước các sự kiện của đời sống, nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, biết cách phát hiện vấn đề, cũng như phân tích, lý giải vấn đề. Tác phẩm phải thể hiện được quan điểm, chính kiến, tư tưởng của cá nhân tác giả song cũng là tiếng nói của đông đảo quần chúng nhân dân, của công lý và lẽ phải.

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)