Về văn hoá nghệ thuật:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 59 - 64)

Tất cả các bài đều tiếp cận hướng đến một khía cạnh nào đó của văn hoá nghệ thuật trên tinh thần xây dựng. Hàng loạt các cuộc phỏng vấn giả

tưởng đặt ra những vấn đề bức xúc của cuộc sống trong lĩnh vực này. Đó là chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật, chất lượng giáo dục văn học nghệ thuật cho con em, một sự luân chuyển công tác mang tính thời cuộc mưu sinh, …

Trong bài Phỏng vấn Giăng van giăng (7. 2004), tác giả lên án thói ỷ lại, trông chờ vào nhà nước và hay kêu than nghèo kể khổ ảnh hướng đến chất lượng tác phẩm của không ít văn nghệ sĩ: "cái thói ỷ lại này thật thâm căn cố đế, trở thành một câu cửa miệng, một thứ bệnh trầm kha". Và cuối cùng, ông kết luận:" Một nhà văn nói riêng, một nghệ sỹ nói chung không thể tốt chỉ vì người ta cho phép tốt. Cái lớn hơn là tự vấn lương tâm".

Trong bài Phỏng vấn một nhà văn mở quán ăn (8.2003), tác giả đã ví nhà văn là người đầu bếp còn tác phẩm là những món ăn tinh thần. Qua câu chuyện của nhà văn mở quán ăn, ông đã khéo léo đặt ra vấn đề thực tế không ít nhà văn nước ta phải tự vấn lương tâm mà rằng: "Phải chăng nhiều nhân vật cũng đã từng bị mình băm, thái nhỏ hay lạng mỏng; nhiều sự kiện cũng đã từng bị mình xay nát hay vo viên; các tình huống đã bị mình cho thêm hành tỏi và nhiều tính cách đã đun đi đun lại nhiều lần? Nhưng ta vẫn lừa dối khách hàng là đồ tươi mới nấu". Đây chính là một vấn đề đang khiến công chúng của văn chương, những nhà phê bình văn nghệ cám cảnh bởi bệnh "nhà văn làm tiểu xảo" xào nấu văn chương, điều mà xưa nay đúng lương tâm, trách nhiệm của mình các nhà văn không được phép.

Còn trong hai bài Cuộc trò chuyện giữa nhà văn và nhà viết kịch

(2.2005) và bài Cuộc trò chuyện giữa một đạo diễn và một nhà văn (9.2003) Lê Thị Liên Hoan tập trung bàn đến tình trạng đáng báo động là nhiều nhà văn viết kịch bản phim theo xu hướng thị trường hoá "nhanh ẩu đoảng" để tranh thủ cho ra đời những kịch bản "nghĩ non, đẻ ép" và nhờ những mối quan hệ

bạn bè để dựng phim và đem lại công chúng một món " hổ lốn cái vòng luẩn quẩn". Mà đó chính là hậu quả của lối làm ăn :"cẩu thả, lười biếng và thậm chí là bất tài", thiếu trách nhiệm với xã hội.

Nhưng tiểu phẩm: Phỏng vấn một bạn đọc sách (7.2003) không hề bàn trực tiếp đến các tác phẩm văn học, về giá trị của nó với cuộc sống. Mà cái mới của tiểu phẩm nằm ở chỗ nó không tiếp cận từ ý kiến các nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học mà lại bắt đầu từ chính độc giả, những đối tượng mà văn học hướng tới. Một cách tiếp cận vấn đề rất thú vị và đặt trúng vị trí cần đặt. Câu chuyện của Phóng viên (PV) với Bạn đọc xoay quanh vấn đề chính là cuộc sống của các nhà văn từ khi còn trẻ, mới vào nghề đến các nhà văn lớn tuổi. Tất cả họ đều nằm trong Hội nhà văn. Và thật bất ngờ khi Bạn đọc đưa ra nhận xét về Hội như sau: "Hội thay đổi cương lĩnh mỗi ngày. Khi thì nói xấu nhau, khi thì say tuý luý, khi thì mò mẫm đi chơi. Nhìn chung, hội cũng dễ thương, chỉ có điều sinh hoạt không theo giờ, điều lệ không rõ ràng và hội phí thường là bia rượu". Trước hết, ở đây chúng ta không bàn đến mức độ chính xác ở nhận xét của bạn đọc về Hội nhà văn mà ta bàn đến cách thể hiện vấn đề của tiểu phẩm. Đối tượng được nhắc đến không phải một nhà văn cụ thể nào mà là cả "Hội" nói chung. Cái vấn đề chính ở chỗ lối sống của họ. Nếu như một lối sống thực tế như độc giả (người ngoài cuộc đang dõi theo nhà văn) nhận xét thì quả là vấn đề đáng bàn. Cái "Hội" đáng buồn cười. Nhưng cái cười chua xót cho một lớp người, một tầng lớp trong xã hội. Bản thân cuộc sống của họ đã "phá" như vậy thì ai dám chắc vào cái "chuẩn" trong những đạo lý đời người mà các tác phẩm của họ đưa ra. Vậy nên trọng tâm chính của tiểu phẩm này là bàn về một thực trạng đáng báo động trong giới văn sĩ hiện nay. Đó là lối sống, sự "không giữ được mình"(mà nếu nói trực tiếp ra là sự tha hoá của không ít nhà văn) và như nhận xét của

Bạn đọc: "Khi anh cầm cây bút viết, anh thường nhằm một mục đích cao quý. Nhưng anh quên rằng kèm ngay sau đó là những cuộc tụ tập tầm thường. Chân ướt chân ráo thò ra, anh rất dễ bị sự tụ tập nhấn chìm, rồi thả anh lềnh bềnh trong một dòng sông chảy vừa loanh quanh vừa chậm.

PV: Cái gì khiến anh ta không nhận điều đó?

Bạn đọc: Là rất ít ai còn đứng trên bờ." Thật chẳng còn phải bình luận gì hơn. Bằng ấy con chữ, tiểu phẩm đã làm cho công chúng không thể không cười các nhà văn, và cũng không thể không xót cho tương lai văn học nước nhà. Mà cái đầu tiên đáng báo động để chấn chỉnh là sự xuống cấp trong lối sống của những "cha đẻ" của các tác phẩm văn học tương lai.

Chứng tỏ, đối tượng phản ánh trong tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan không nan giải, không to tát mà làm từng phần của hiện thực. Nó bàn và đưa ra những giải pháp "thoát hiểm" khi gặp khó khăn trong cuộc sống, loại bỏ những nghịch lý kéo dài hoặc tránh những bất cập đang rình rập có thể thành hiện thực làm ảnh hưởng không chỉ đến một ngành, một nghề, một lĩnh vực,… mà là ảnh hưởng lan toả chung toàn xã hội phải gánh chịu.

2.1.2.3. Về giáo dục:

Giáo dục luôn được xem là "quốc sách hàng đầu". Nhưng trong những năm gần đây, ngành này biểu hiện nhiều bất cập đáng báo động. Đó là tình trạng thừa thầy thiếu thợ, xuống cấp đạo đức trong học sinh, phương thức quản lý yếu kém, công cuộc cải cách giáo dục chưa thực sự hợp lý, …. Trước thực trạng đó, Lê Thị Liên Hoan cũng vào cuộc luận bàn một số vấn đề bằng các tiểu phẩm hài hước như: Cuộc trò chuyện giữa: Một học sinh béo và học sinh gầy; Thượng đế và một giáo viên; Một dân thường và một thần đồng;…

Bài: Phỏng vấn một thầy giáo (11.2003) trọng tâm mũi "tấn công" là ngành giáo dục, trực tiếp và trước hết là các thầy cô giáo, những người đang đóng góp "công sức" làm cho chất lượng đào tạo… thấp. Và một giải pháp gợi mở cho các thầy cô giáo là, muốn đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo trước hết phải bắt đầu từ các thầy cô phải có khả năng và phải dám chịu trách nhiệm về kết quả giảng dạy của mình.

Cũng trong mạch bàn về giáo dục, nhưng bài Cuộc trò chuyện giữa một học sinh béo và một học sinh gầy (6.2004) lại không bàn về vấn đề điểm chác, chất lượng đào tạo, đạo đức,… mà bàn đến vấn đề lối sống của không ít học sinh - giới trẻ- hiện nay: Lối sùng bái thần tượng. Bọn trẻ không quan tâm đến học hành mà chỉ để ý đến các ca sĩ, diễn viên, cầu thủ, …Họ không ốm vì học mà ốm vì "căn bệnh thần tượng" đến nỗi: "Khẩn cấp đến nỗi có nhiều bệnh, thay vì gọi bác sĩ, giới trẻ lại gọi thần tượng đến trong … một tấm hình." Rồi thậm chí: " thay vì uống thuốc, lại " uống" một bộ phim hay một đĩa CD". Nhưng thật tai hại bởi những thần tượng mà họ đam mê lại là những con người mà "khi một đám đông cùng hò hét dưới này, còn trên kia là một "ngôi sao" cũng đang làm gì giống như hò hét". Và đặc biệt, tác giả cảnh báo một hiện tượng không có lợi cho mỗi người và xã hội khi "không tìm thấy thần tượng nào, bèn quay sang thần tượng lẫn nhau". Và đây chính là một bi kịch cho xã hội không xa nếu chúng ta và nền giáo dục nước nhà không dạy bọn trẻ (đám đông sống theo thần tượng kiểu của học sinh béo) thay vì thần tượng hãy biết tích luỹ kiến thức và sống thật hơn với hiện thực.

Thêm nữa, trong giáo dục nước nhà còn đáng lưu tâm đến một "mối nguy cơ đe doạ cũng lớn dần khiến, khiến cho "con người con" lúc nào cũng sợ: sợ bị điểm kém, sợ cô giáo mắng, sợ thi trượt, sợ bố mẹ buồn…". Mà hậu quả của lối giáo dục "sợ trị" ấy dẫn đến: "Một phương châm giáo dục trên cơ

sở khai thác nỗi sợ sẽ làm ra những con người thụ động, yếu mềm, chuyên nghe lời và nhút nhát mà thôi". Và muốn khắc phục tình trạng đó, giáo dục nước nhà phải:"đào tạo mỗi cá nhân trên cơ sở đề cao nhân cách, dạy cho mỗi học sinh cách sống, cách làm việc một bản lĩnh độc lập, tự tin. Tuyệt đối không nghĩ thay cho họ". Muốn vậy, trọng tâm vẫn cứ phải từ thầy cô giáo "muốn giáo dục được người khác, các thầy giáo, đầu tiên, phải giáo dục được chính mình không như thế". [Bài Cuộc trò chuyện giữa thượng đế và một giáo viên (11.2004)].

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)