- Về phong cách viết tiểu phẩm:
3.2.2.2. Những đóng góp của tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan với sự phát triển xã hội:
triển xã hội:
Không ai có thể phủ nhận rằng, tiếng cười chính là sức mạnh toàn năng. Các triết gia đều nói vậy và chính mỗi chúng ta cũng hiểu được như vậy. Nhưng trong cuộc sống hiện nay, dường như chúng ta không biết cười mà
cùng lắm, hoặc tiếng cười bị biến chất khôi hài theo kiểu AQ hoặc theo kiểu Chí phèo.
Tiếng cười vang lên ở khắp nơi và dồn đuổi nỗi buồn khỏi tâm hồn con người. Nhưng tại sao con người vẫn thấy còn bao nhiêu nỗi buồn? Tiếng cười có thể thất bát được sao? Triết gia Platon đã khẳng định rằng chính bằng tiếng cười mà con người có thể đưa tâm hồn con người vượt qua được mọi cửa ải tâm lý mà tình cảm thông thường không vượt qua được.
Trong các tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan, độc giả nhận ra ông biết khôi hài ngay cả những lúc nghiêm túc nhất. Bởi ông quan niệm: "Dù ngạo người hay ngạo mình, người ta cũng đã đứng trên chính bản thân mình rồi". Và "những người biết khôi hài không chỉ thâm thuý, thông minh mà còn dũng cảm nữa"[113].
Với phương pháp xây dựng tác phẩm theo lối phỏng vấn giả tưởng, Lê Thị Liên Hoan đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả khi đánh giá về ông đúng là "chua cay", thậm chí cảm giác như ông "ác độc" lắm. Nhưng tất cả những cái đó lại khiến họ thấy hả hê và đồng tình với cái "ác độc" ấy của ông. Đọc xong những tiểu phẩm hài châm biếm của ông, độc giả thấu hiểu hơn về sự kiện, vấn đề mà họ vừa cười.
Hiệu quả của những tác phẩm ấy được tạo nên bởi nội dung phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống, ở những góc cạnh khác nhau, và nó được thể hiện bởi một phong cách hài rất độc đáo. Đó là cuộc phỏng vấn giả tưởng mà ở đó, các nhân vật đối thoại với nhau, vặn vẹo nhau, nhưng thực chất chính là tác giả đang tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời. Đây là một hình thức tự luận độc đáo rất Lê Thị Liên Hoan. Bình quân khoảng từ 400 đến 600 chữ, thậm chí hàng ngàn chữ duy trì đều đặn hằng tháng trên trang cuối cùng của An ninh thế giới cuối
tháng, tác giả đã soi rọi vào những góc cạnh của cuộc sống mà ở đó đang tồn tại những "cái gai" cản trở sự phát triển xã hội.
Những tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan không chạy theo thông tin cập nhật hằng ngày thông báo bề nổi cho công chúng biết điều gì đang diễn ra mà nó nhằm đến chiều sâu của vấn đề ở những chỗ khó nhìn nhất, khó nói nhất. Những vấn đề ông "trình làng" đòi hỏi một con mắt tinh đời, một sự dũng cảm dám nói lên sự thật, vạch trần bản chất sâu nhất của nó.
Chẳng hạn, nói về đồng lương thông thường người ta hay so sánh con số lớn bé của nó, và đôi khi là sự so sánh với thị trường để tiêu xài đồng lương đó. Nhưng tiểu phẩm Phỏng vấn một thủ quỹ, Lê Thị Liên Hoan xoáy vào cái thể hiện bản chất sâu xa của đồng lương phải là "sự công bằng và mọi hành động đều củng cố hoặc hướng tới nền công bằng đó". Và tiểu phẩm mở rộng hơn cho độc giả thấy rằng, muốn có một xã hội công bằng, văn minh cần "một chế độ lương "rành mạch, một quan niệm về lương đầy tự hào". Bởi mỗi đồng lương là biểu hiện của "cả tinh thần, văn minh và văn hoá" trong đó.
Hay như trong bài Cuộc trò chuyện giữa một sinh viên mới ra trường và một ông tổng giám đốc, Lê Thị Liên Hoan gây hứng thú ở độc giả bởi cuộc "đối đầu" thẳng thắn trong tư duy và nhận thức không chỉ của vị giám đốc và cậu sinh viên mới ra trường mà hơn thế, nó còn là cuộc "mặc cả" bàn giao giữa hai thế hệ kế tiếp nhau trong việc gáng vác trọng trách xây dựng đất nước. Đọc tác phẩm, người ta thấy buồn cười vì tình huống bất thường - cậu sinh viên mới ra trường dám đứng mặc cả tay đôi với một vị giám đốc lão luyện để tranh khôn khi đi xin việc, điều mà lẽ thường ít khi xảy ra. Nhưng chính cái bất thường ấy, thông qua câu chuyện đã giúp cho độc giả nhận thấy một thực tế muốn phát triển kinh tế đất nước thì sự "bất thường" như thế là cần thiết phải để cho nó diễn ra và là cú huých đáng làm. Đó là sự quan tâm,
nhìn nhận đúng hơn thực lực của đội ngũ lao động trẻ có trình độ. Và ở đây, chính tác phẩm đã là cú huých khởi động cuộc cách mạng trong nhận thức của xã hội khi lựa chọn và sử dụng nhân tài.
Các tiểu phẩm hài của Lê Thị Liên Hoan không chỉ đem đến cho công chúng không phải để cười giải trí đơn thuần mà mục đích rõ ràng nó đem đến cho xã hội những phương sách mới trong việc cải thiện thực tế sau khi chỉ ra những cái bất cập, vạch trần những tư tưởng phản tiến bộ.
Trong bài Phỏng vấn Giăng van giăng (7. 2004), tác giả chĩa thẳng ngòi bút vào thói ỷ lại, trông chờ vào nhà nước và hay than nghèo kể khổ ảnh hướng đến chất lượng tác phẩm của không ít văn nghệ sĩ: "cái thói ỷ lại này thật thâm căn cố đế, trở thành một câu cửa miệng, một thứ bệnh trầm kha". Tác phẩm đã thay công chúng hé mở "cái màn gió" mỏng manh mà tinh tế của các văn nghệ sỹ đã tạo nên và đang che đậy "căn bệnh" của họ, đồng thời nó thôi thúc họ phải "tự vấn lương tâm" mà sáng tạo, mà sống. Không những thế, tác giả cũng chỉ rõ một thực trạng nền văn nghệ nước nhà đang lâm cảnh đau lòng như một nhà văn mở quán ăn đã tự vấn lương tâm: "Phải chăng nhiều nhân vật cũng đã từng bị mình băm, thái nhỏ hay lạng mỏng; nhiều sự kiện cũng đã từng bị mình xay nát hay vo viên; các tình huống đã bị mình cho thêm hành tỏi và nhiều tính cách đã đun đi đun lại nhiều lần? Nhưng ta vẫn lừa dối khách hàng là đồ tươi mới nấu"[Phỏng vấn một nhà văn mở quán ăn
(8.2003)].
Thêm vào đó, hiệu quả xã hội của các tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan còn được tạo nên bởi chính các đối tượng phản ánh không nan giải, không to tát mà làm từng phần của hiện thực. Nó bàn và đưa ra những giải pháp "thoát hiểm" khi gặp khó khăn trong cuộc sống, loại bỏ những nghịch lý kéo dài hoặc tránh những bất cập đang rình rập có thể thành hiện thực làm ảnh hưởng
không chỉ đến một ngành, một nghề, một lĩnh vực,… mà là ảnh hưởng lan toả chung toàn xã hội phải gánh chịu.
Những vấn đề bất cập trong giáo dục nước ta khiến nhiều cấp, nhiều ngành, mà trước hết là ngàng giáo dục phải "đau đầu" và đang loay hoay giải "bài toán cải cách" thì bài Phỏng vấn một thầy giáo (11.2003) đã đưa các thầy cô lên "bàn mổ" với "căn bệnh" máy móc, mất tính sinh động trong giờ học, mất tính chủ động của học sinh, không phát huy khả năng xử lý tình huống trong giảng dạy của họ. Và một cái kết hợp tình mang tính chất giải nguy từ bản chất vấn đề là "muốn đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo trước hết phải bắt đầu từ các thầy cô phải có khả năng và phải dám chịu trách nhiệm về kết quả giảng dạy của mình kiểu: "Nhân dân trả lương tôi không phải để làm vừa lòng ban giám hiệu".
Thêm nữa, trong giáo dục nước nhà còn đáng lưu tâm đến một "mối nguy cơ đe doạ cũng lớn dần khiến, khiến cho "con người con" lúc nào cũng sợ: sợ bị điểm kém, sợ cô giáo mắng, sợ thi trượt, sợ bố mẹ buồn…". Mà hậu quả của lối giáo dục "sợ trị" ấy dẫn đến: "Một phương châm giáo dục trên cơ sở khai thác nỗi sợ sẽ làm ra những con người thụ động, yếu mềm, chuyên nghe lời và nhút nhát mà thôi". Và muốn khắc phục tình trạng đó, giáo dục nước nhà phải: "đào tạo mỗi cá nhân trên cơ sở đề cao nhân cách, dạy cho mỗi học sinh cách sống, cách làm việc một bản lĩnh độc lập, tự tin. Tuyệt đối không nghĩ thay cho họ". Muốn vậy, trọng tâm vẫn cứ phải từ thầy cô giáo "muốn giáo dục được người khác, các thầy giáo, đầu tiên, phải giáo dục được chính mình không như thế". [Bài Cuộc trò chuyện giữa thượng đế và một giáo viên (11.2004)].
Một trong những yếu tố vừa tạo nên hiệu quả vừa gây uy tín cho tiểu phẩm chính là thể hiện cái tôi dũng cảm của tác giả dám thẳng thắn bộc lộ
chính kiến, dám nói tiếng nói của mình bênh vực lẽ phải, đấu tranh bảo vệ công lý trên cơ sở làm đúng thì không sợ. Cái dũng cảm ấy có trong tư tưởng, trong phương châm viết của tác giả (đã nêu) và thể hiện cụ thể trong các tiểu phẩm. Chẳng hạn, bài: Cuộc trò chuyện giữa một tên trộm và quan toà
(8.2005) dám phê phán tình trạng thực tế thực thi pháp luật ở ta còn chưa nghiêm, chưa đúng người đúng tội, mà nguyên nhân là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ thống nhất, khiến xảy ra tình trạng kiểu ăn cắp gà thì vào tù còn ăn cắp tiền tỷ, huỷ hoại môi trường, … thì ngang nhiên "rong chơi trên phố", thậm chí nguyên nhân "cuối cùng chỉ đơn giản là … toà lười".
Nhìn chung các tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan đi theo lối thông qua cái này để nói cái kia. Và, mặc dù không mang tính thời sự cấp bách nhưng nó lại là những vấn đề tầm chiến lược cho một ngành, một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống mà chứa đựng những mâu thuẫn, những nghịch lý cần nhanh chóng nhìn nhận và khắc phục. Mỗi tiểu phẩm nhằm vào đối tượng khác nhau nhưng đều thể hiện một tinh thần "cười để xây dựng". Tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan chưa bao trùm hết mọi vấn đề cuộc sống nhưng bằng một số tác phẩm cụ thể, hằng tháng tác giả này đã tác động vào nhận thức của công chúng về từng mảng khác nhau của cuộc sống. Và như thế cũng là đang góp phần dần dần làm lành mạnh hoá toàn xã hội. Bởi các bộ phận tốt lên thì toàn thể xã hội một ngày không xa hiển nhiên sẽ tốt.
3.2.3. Thảo Hảo: