Về hiệu quả xã hội của tiểu phẩm Thảo Hảo:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 128 - 133)

- Về phong cách viết tiểu phẩm:

3.2.3.2.Về hiệu quả xã hội của tiểu phẩm Thảo Hảo:

Bút danh Thảo Hảo xuất hiện sau gần 3 năm liên tục trên chuyên mục "Tôi xem, đọc, thấy, nghe"- bỏo Thể thao & Văn hoá, đã thực sự gây chú ý của công chúng. Với những tác phẩm này, bạn đọc như vừa gặp lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện ra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn, và đặc biệt là đậm chất báo chí hơn. Trong các tiểu phẩm này, có những cái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn và dân chủ. Duyên dáng, hóm hỉnh nhất, nữ tính nhất phải nhắc tới tiểu phẩm Nhân trường hợp chị thỏ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập. Các bài viết của Thảo Hảo đã đem đến cho độc giả những cái cười thâm thuý, sâu sắc và "hơi ngoa nhưng thú vị", đặc biệt là một lối viết hài hước và nhân bản khi nhìn cuộc sống.

Trong nhịp sống gấp gáp đang trôi qua hờ hững, khi đọc những dòng suy nghĩ của Thảo Hảo, người ta bỗng giật mình vì dường như mình đã làm vuột qua nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Khả năng quan sát những chi tiết nhỏ lại có dịp được tận dụng tối đa trang viết, có điều sự quan sát ấy của Thảo Hảo đằm hơn, nó gắn liền với sự chiêm nghiệm và trăn trở. Những chuyện văn hoá, chuyện ứng xử, thậm chí cả những chuyện thời sự được Thảo Hảo chuyển tải theo dòng suy nghĩ và những giọng điệu khác nhau, nhiều khi khiến người đọc bật cười vì sự ngộ nghĩnh và đáo để.

Trong trang viết của Thảo Hảo có cả cái nhìn xét nét của một biên tập viên. Công việc biên tập tại Nhà xuất bản Trẻ đã chuyển hoá sự tỉ mỉ vào

những trang viết. Khả năng lật lại vấn đề, nhìn thấu suốt đến cùng những cái mà theo lẽ thường người ta dễ bỏ qua để thấy được "chuyện đáng bàn" của nó. Đó là cách của Thảo Hảo trong Nhân trường hợp chị thỏ bông. Những bài viết khi bất bình, phẫn nộ, lúc chế giễu, xúc động và pha chút đắng cay… tạo nên một dư vị riêng cho các tiểu phẩm của Thảo Hảo.

Mới nghe những cái tên như Giao trứng cho ác, Cuối cùng thì lè lưỡi

hay Sự nan giải của Tí, người đọc lớn tuổi sẽ không mấy hứng thú vì nghĩ đó là những chuyện của con trẻ, nhưng đọc kĩ, ta ngẫm ra nhiều điều. Ẩn sau mỗi sự kiện là tâm trạng bức xúc, tấm lòng trách nhiệm của người cầm bút.

Trong các tiểu phẩm của Thảo Hảo, người viết hay đi lang thang theo sự triền miên của cảm xúc nhưng nếu để ý kĩ sẽ thấy sự "thơ thẩn" ấy không đơn giản. Nó có sự lô - gíc sắc sảo của lý trí, phân tích nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều. Một vài dòng suy nghĩ trong bài Ai sẽ làm việc này đây, từ sự việc hai con bò tót bị chết mà tác giả liên tưởng đến trách nhiệm của người nghệ sĩ, những người sống trong sự yêu mến và trí nhớ của độc giả nhưng thái độ của họ là " khoanh tay đứng bên lề cuộc sống là chuyện quan trọng". Và cái thái độ của họ khiến tác giả phải lên tiếng cảnh báo: " Các vị chỉ là văn nghệ sĩ. Nếu lâu nay các vị vẫn sống vô trách nhiệm, bông đùa, không có gì là nghiêm túc, thì xã hội gọi là phục tài đó mà vẫn có phần xem thường các vị; nhìn các vị phù du như chim hoa cá kiểng, hoặc coi hành vi của các vị nhiều phần chỉ như của trẻ con hư". Những dòng ấy khiến người ta buồn cười bởi cái chất hài toát lên từ cách đặt vấn đề rồi làm sáng tỏ bằng sự so sánh những con bò tót với các văn nghệ sĩ. Từ chuyện con bò để nói chuyện con người. Điều này tạo nên sức tác động lớn cho độc giả hiểu sâu sắc vấn đề.

Tác giả không ngại nói thẳng, thậm chí ngoa ngoắt khi bàn đến những mặt trái trong cuộc sống. Sự trớ trêu được Thảo Hảo tìm kiếm đến tận cùng

trong bản thân các hiện tượng. Từ một đề thi của Sở Giáo dục Cần Thơ về yêu cầu tìm từ trái nghĩa với từ "bà ngoại"( đăng trên báo Tuổi trẻ), Thảo Hảo có tiểu phẩm với nhan đề Giao trứng cho ác. Ở bài này, tác giả đã lột tả bản chất những yếu kém trong ngành giáo dục nước nhà ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo bởi một căn nguyên là từ những thầy cô giáo "cũng có những người bước vào ngành sư phạm vì trình độ của họ trái nghĩa với giỏi, và họ chỉ có thể vào cái trường lấy điểm tương đối thấp này. Cái sự dốt đeo đuổi, ám ảnh họ, làm họ sợ rừng kiến thức".

Rồi khi đến phòng triển lãm tranh, chứng kiến cảnh dở khóc dở cười cũng khiến tác giả nghĩ cho ra đời tiểu phẩm May mà không biết vẽ. Mặc dù tác phẩm bắt đầu bằng việc xem triển lãm tranh với chất lượng tác phẩm và sự quản lý, nhân tài trong hội hoạ, tác giả đã mở rộng, liên hệ đến vấn đề lớn hơn đó là "chảy máu chất xám". Thảo Hảo khẳng định: " Chất xám và lòng yêu nghề của những chuyên gia tốt nhất, ở nước ta, hình như không chảy về khu vực quốc doanh. Dù việc nó không chảy về là chủ động hay bị động, thì đó cũng là chuyện đáng buồn. Bởi vì, người bị thiệt hại đầu tiên chính là những người dân bình thường". Và thật buồn cho nghệ thuật, cho nhân tài nước nhà khi tác giả giở giọng nghe có vẻ … "cùn" nhưng thấm thía: " trong khi chưa có một bà bảo mẫu yêu nghệ thuật và thương người làm nghệ thuật như thế, thì theo tôi, không biết vẽ là tốt nhất". Vì " như vậy sẽ khỏi rơi vào nỗi buồn vẽ rồi chẳng có ai xem, hoặc xem rồi thì thêm tức"(!).

Như vậy, khi khám phá tiểu phẩm của Thảo Hảo, người đọc thêm một lần nhìn lại mình, nhìn lại cuộc sống xung quanh để thấy nó có ý nghĩa hơn. Thảo Hảo khiến người ta nhớ hơn đến một nhà văn 0Phan Thị Vàng Anh đầy bản lĩnh và cá tính ngày nào.

Hiệu quả xã hội từ những tiểu phẩm của Thảo Hảo không chỉ bởi các vấn đề bàn luận mà còn được tạo nên bởi ngay từ bắt đầu mỗi câu chuyện bằng lối rút tít như bỡn cợt bắt đầu bằng sự xuất hiện cái Tôi tác giả thể hiện cái mạnh bạo, thẳng thắn. Chẳng hạn: Nếu tao là nhà nước, Ai cho mày chê con tao xấu ?, Tôi cũng muốn ăn cắp, Tôi có đủ thuốc ngủ rồi, Không có chồng thì đừng có làm giàu,

Và, bởi phạm vi đề tài rất rộng lớn nên chuyện gì tác giả cũng có thể nói tới, nói khá sâu và nhiều khi khá đau. Người đọc vô tình lắm cũng thấy đau cùng tác giả khi đối diện với những sự thật đau lòng bị người ta lý giải như chuyện không phải của mình (Bài: À, ở Việt Nam mỡnh cỏi đó rất khó nói, Tư cách con cá, Nếu tao là nhà nước...).

Những dòng tiểu phẩm tâm huyết, đầy dũng khí trong việc chiến đấu chống cái ác, cái phản tiến bộ, chỉ rõ cái mâu thuẫn làm cản trở sự phát triển xã hội, đã được độc giả đồng tình ủng hộ.

Trong loạt bài của Thảo Hảo, tiểu phẩm Cuối cùng là lè lưỡi đã tạo nên một làn sóng dư luận xã hội mạnh mẽ trong và ngoài nước cùng vào cuộc với tác giả vạch mặt cái xấu đội lốt cái đẹp để hành sự. Đó là chuyện của một cô giáo cấp 2 bắt 47 học sinh dùng lưỡi liếm ghế của cô ngồi, không chỉ một lần mà còn hai lần. Với tác phẩm này, không chỉ những người có con " bị liếm ghế" mà tất cả những ai có con, hoặc những người không có may mắn có con được cắp sách đến trường, chỉ cần họ còn là con người, chắc chắn cũng đều sôi lên trong lòng sự căm thù… cô giáo nọ.

Đây là lời tâm sự của một bạn đọc từ Đức gửi qua email cho tác giả: "Cháu đọc bài viết mà muốn khóc, khúc cho chớnh mỡnh may mắn đó khụng phải hấp thụ lối giỏo dục thấp kộm như chú vừa miêu tả".

Hay như độc giả trong nước Quốc Việt chia sẻ cảm xúc: " Đọc bài viết này thấy nhức nhối thiệt. Đau, qúa đau, qúa sức đau cho nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và cả xó hội Việt

Nam núi chung. Nờn nhớ 10 năm trồng cây 100 trồng người, cho nên kết qủa của sự tha hoá bệ rạc xói mũn đạo đức của ngày hôm nay có thể được gieo mầm từ những 50-60 mươi năm về trước, có lẽ là từ sau khi chế độ thực dân phong kiến chấm dứt, khi mà Việt Nam chuyển đổi sang một xu hướng giáo dục mới[130] .

Thậm chí, có độc giả còn phẫn nộ hơn khi nhận xét: "Việc đem cái cô giáo kia ra xử thỡ sẽ chẳng thay đổi được gỡ khụng cú cụ A thỡ ngày mai lại sẽ cú cụ B bắt học trũ liếm ghế hay liếm gót giày mà thôi. Mấy ông Tây bà Đầm ngày xưa nếu cũn sống chắc cũng phải ngó mũ khõm phục cỏi thúi "thực dõn" của cụ giỏo này đó nghe. Trong hoàn cảnh ấy, cái ý tưởng "liếm ghế" chỉ có thể nảy sinh ở trong đầu của những "con chó" mà thôi cũn nếu người làm răng mà có khả năng sáng tạo một cách độc đáo như một chó vậy được chớ, khâm phục khâm phục. Thời cuộc đảo điên. Thời xưa thực dân "Chó dạy người". Thời nay ... "Chó dạy chó". Không đau sao được"[122].

Đúng là có một điều mà tác giả Thảo Hảo không nói thẳng ra, đó là cô giáo kia từng/ đang là học trò. Một học trò tồi thì khó thành/ là một thầy giáo tốt. Sở dĩ nói "đang/ là" để nhấn mạnh người thầy đồng thời cũng phải là người học trò, phải không ngừng học hỏi.

Nhìn chung, lối đặt vấn đề của Thảo Hảo là lật ngược xem xét, không

nhìn nó theo thói quen tư duy một chiều và chiều chuộng đa số. Cũng có nhiều người cho rằng Thảo Hảo có giọng điệu châm chích quá đáng. Nhưng thực tế có những điều mà dùng giọng điệu êm ái hay lý luận hợp lẽ, kết thúc có hậu, bình luận có trước có sau…sẽ không nói được cái điều muốn nói như một liều thuốc mạnh. Và bởi thực tế cuộc sống không phải lúc nào nói nhẹ nhàng cũng tốt, nhất là với những vấn đề "gai gai" thì càng cần mạnh dạn nói thẳng, nói thật, thậm chí nói đến … mất lòng cũng cần phải nói. Có như thế mới ngăn chặn và loại trừ được những cái không tích cực. Và như vậy, việc Thảo Hảo có hơi … "ngoa một tí" thì cũng đích đáng.

Cái gai gai gợn gợn của Thảo Hảo là một chuyện, nhưng những việc Thảo Hảo đề cập đến thì sao? Những điều đó trong thực tế cần nói nhiều nữa. Tôi thấy cũng có khi Thảo Hảo còn tỏ ra quá chua chát- chẳng hạn: "Thế ông đưa cái gì vào mồm?"( trong bài "À, ở VN mỡnh cỏi đó rất khó nói" ). Nhưng trong sự bực dọc và nôn nóng đả phá sự dửng dưng của một số quan chức hay sự trì trệ của thời bao cấp thì cũng có thể hiểu được. Vì vậy, có người hơi dị

ứng với cách viết ngoa ngoắt và thông minh này. Song, đa số công chúng vẫn thích và tán thành cách làm của Thảo Hảo. Và trong cuộc chiến của báo chí vì sự tiến bộ của xã hội cần những cây bút đáo để như thế nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 128 - 133)