Phƣơng pháp dẫn chuyện trong tiểu phẩm: 2.2.1.1 Lý Sinh Sự:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 77)

2.2.1.1. Lý Sinh Sự:

Các tiểu phẩm của Lý Sinh Sự trong chuyên mục "Nói hay đừng"

thường thể hiện bằng một phương pháp đàm thoại là chủ yếu để triển khai câu chuyện. Đó là một cuộc nói chuyện tranh luận với không khí rất cởi mở và thoạt đầu tỏ ra thể hiện cái gì đó rất riêng của hai người với nhau. Nhưng thực chất chẳng có câu chuyện nào là "tán gẫu" cả. Tất cả đều nhằm vào xã hội với những vấn đề không thể không bàn. Một nhân vật thường xuyên "chịu khó"

đàm đạo với Lý Sinh Sự trên chuyên mục "Nói hay đừng" chính là Gã đài phƣờng. Thực chất đây chính là một nghệ thuật độc đáo của Lý Sinh Sự khi

chọn người bàn chuỵên với mình. Bởi lẽ, bản thân Lý Sinh Sự là nhà báo nhưng lại nhập vai như một công dân bình thường thích bàn chuyện chính sự và những chuỵên nhân tình thế thái. Còn gã đài phường lại hiện lên như một nhà báo - đài phường- người thường xuyên thông tin về những vấn đề nhiều khi có ngừơi tỏ ra khó chịu, cho rằng không có ích nhưng thực ra lại là những việc rất thiết thực và phải lắng nghe mới thấy, thậm chí thực tế có không ít ngừơi sáng ra nhiều chuyện quanh ta nhờ cái đài phường như vẫn cố tình phủ nhận nó. Chính sự xuất hiện của nhân vật gã đài phường ham học hỏi, chịu thông tin kết hợp với "ông Lý" giỏi lý sự đã làm cho những câu chuyện của họ nóng đến mức không nghe, không quan tâm cũng phải tìm mà đọc, mà nghe họ luận bàn để mà ngẫm nghĩ mà hành động.

Cái tinh tế, nghệ thuật đàm thoại độc đáo trong chuyên mục còn thể hiện ở chỗ chính các nhân vật cứ "luôn miệng" nói rằng, chuyện họ đang bắt đầu bàn là "chuyện vỉa hè, có chết ai đâu mà sợ!( lời ông Lý khuyên gã đài phường trước khi bắt đầu tranh luận về vấn đề gì đó ). Nhưng chính nó tạo tâm lý cuộc giao tiếp, đàm đạo được cởi mở, thẳng thắn hơn. Song, những thông tin vỉa hè ấy vừa mang lại cho công chúng những tiếng cười qua cách thể hiện rất hài hước, vừa không thể không làm mọi người quan tâm suy xét, đặc biệt là khiến các đối tượng trực tiếp bị đem ra gây cười thấy mà đau mà nhanh chóng "mua thuốc" để mà " chữa trị bệnh tật" để nhân dân đỡ cười.

2.2.1.2. Lê Thị Liên Hoan:

Như trên đã nói, bản thân hai cách thể hiện "Phỏng vấn … "hay "Cuộc

là những cách thức thể hiện khác nhau của một cuộc đàm thoại tự tạo (cuộc phỏng vấn giả tưởng) rất nghệ thuật của tác giả. Tức cả hai nhân vật dù là phóng viên hay nhân vật được hỏi hoặc các nhân vật tham gia tranh luận trong tiểu phẩm đều chính là sự hoá thân của tác giả.

Nếu như ở Lý Sinh Sự chủ yếu mượn "anh bạn" gã đài phường để làm đối tượng tham gia luận bàn về cuộc sống xã hội thì Lê Thị Liên Hoan "mượn" nhiều hơn. Bởi không chỉ có một mà là nhiều nhân vật khác nhau gắn với những tình huống, môi trường thông tin về các vấn đề ở các lĩnh vực khác nhau mà họ là nhân vật được chọn đại diện phát biểu. Về mặt hiệu quả thông tin báo chí mà xét thì cách làm này của Lê Thị Liên Hoan có phần dễ tạo ra không khí khách quan, sinh động và đa dạng hơn, sát thực tế hơn. Và do đó, trong một số trường hợp nhất định, tác giả đã tạo cảm giác an toàn ở công chúng khi họ bị "đánh lừa" là đang nghe các nhân vật nói chứ không phải tác giả nói. Nhưng cách làm này đòi hỏi tác giả phải là người có khả năng am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là có khả năng hoá thân, nhập vai nhân vật như thật để nói bằng cách nói của nhân vật, ngôn từ của nhân vật, phong thái, tâm lý,… của nhân vật.

2.2.1.3. Thảo Hảo:

Nếu Lý Sinh Sự và Lê Thị Liên Hoan đều tập trung chủ yếu bằng phương pháp đàm thoại rất nhẹ nhàng mà tinh tế thì Thảo Hảo sử dụng đan xen kết hợp tả, thuật, luận về một vấn đề nào đó trên cơ sở sự trải nghiệm của bản thân rồi đem ra phân tích, so sánh quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai. Đặc biệt, Thảo Hảo còn sử dụng cả hình thức triển khai câu chuyện như một lá thư gửi bạn (Nếu tao là nhà nước, Gửi đoàn của tôi), như một đoạn nhật ký ( Nhật ký gã đào đường);

+ Kể ra điển tích cổ rồi bàn xã hội hiện tại: Tôi có đủ thuốc ngủ rồi- Kể một điển tích về câu chuyện giữa Lỗ Ai Công và Khổng Tử;

+ Thuật tóm tắt lại một bài báo, một bộ phim, một vở kịch nào đó

rồi bàn, trong các bài: Ra về lúc giải lao (vở kịch Đoá Hồng Gai); Cái bệnh hòn non bộ (bộ phim Vua bãi rác); Biết tin ai bây giờ (vở kịch Hợp đồng hôn nhân); Giao trứng cho ác (báo Tuổi trẻ, số ngày 23.5.2002); Có đức mà không có tài (phim Thung lũng hoang vắng); Cuối cùng là lè lưỡi (Báo Tiền Phong, số ngày 09.6.2003)…

+ Dùng hình thức ngắt đoạn kiểu rút tít phụ bằng các con số: 1, 2, 3,…: Trong các bài: Ai cho mày chê con tao xấu?; Món nợ của ngành giáo dục; Hàng không có biết thương dân?; Mì gói, bạn hay thù?;

+ Dùng biểu bảng, hình vẽ minh hoạ ở bài: Tư cách con cá (vẽ cột biểu đồ tóm tắt lại kết quả của một công trình khoa học); Học phí trả bằng máu (vẽ hình một số biển báo giao thông); Không bao giờ hoàn hảo (vẽ hình vuông và tròn mô phỏng mô hình phố cổ Hội An);…

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)