Lê Thị Liên Hoan:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 74)

Trong các tiểu phẩm của tác giả này, tít được thể hiện theo hai khuôn mẫu nhất định. Đó là đều bắt đầu hoặc bằng " Phỏng vấn… " hoặc bằng "Cuộc trò chuyện giữa…"

Chẳng hạn như: Phỏng vấn một thủ quỹ (2.2004); Cuộc trò chuyện giữa ông trưởng phòng hành chính và con vịt giời (4. 2005);…

Với hai cách thể hiện tít này, Lê Thị Liên Hoan phân biệt rất rạch ròi trong việc tình huống nào thì Phỏng vấn, tình huống nào thì Cuộc trò chuyện giữa. Qua các tác phẩm được khảo sát, các tiểu phẩm khi dùng hình thức Phỏng vấn là khai thác thông tin, đặt về đề về cái gì đó dưới dạng một cuộc phỏng vấn giả định của một Phóng viên với một nhân vật (là người hoặc sự vật, con vật) đại diện tiêu biểu, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực, vấn đề mà tác phẩm đề cập. Kiểu như: Khi nói về giáo dục, có Phỏng vấn một thầy giáo; Nói về bảo tồn văn hoá có Phỏng vấn Tháp Rùa; Nói về thể thao có Phỏng

vấn một chuyên gia bóng đá; Nói về Giao thông có Phỏng vấn một chiếc gương chiếu hậu; …

Nhưng trong các cuộc trò chuyện mà Lê Thị Liên Hoan dựng lên thì dùng để lấy ý kiến tranh luận của những nhân vật mà họ là đại diện tiêu biểu của những ngành, lĩnh vực,… mà bài viết đề cập. Cuộc tranh luận vắng bóng nhà báo, tác giả ẩn sau đó với tư cách là người quan sát và ghi chép lại tạo cảm giác câu chuyện trở nên khách quan hơn.

Tiêu biểu như: Cuộc trò chuyện giữa một học sinh béo và một học sinh gầy (6. 2004) để dùng hai nhân vật là điển hình đại diện cho hai trường phái lớp trẻ tuổi học trò nhưng học sinh béo là số đông đang sống theo lối sống thần tượng, còn học sinh gầy là đại diện cho số ít ham học hành, không thần tượng hoá những người mình thích và đặc biệt là không sống theo thần tượng. Cuộc tranh luận của họ nhằm rút ra kết luận định hướng cho thế hệ trẻ nên theo học sinh gầy hơn là kiểu của học sinh béo.

Còn trong Cuộc trò chuyện giữa ông trưởng phòng hành chính và con vịt giời (4.2005) là dùng nhân vật ông trưởng phòng hành chính đại diện cho các quan chức công sở hiện nay với con vịt giời đại diện cho tính bầy đàn. Sự xuất hiện của hai "nhân vật" này nhằm tranh luận về việc cải cách hành chính, tinh giảm biên chế tránh tình trạng cơ quan nhiều cán bộ lãnh đạo khiến khó bay lên như đàn vịt giời. …

Bản thân các tít của Lê Thị Liên Hoan do những từ dẫn mang tính bản lề thể hiện hình thức chuyển tải câu chuyện, không khí cuộc nói chuyện như

Phỏng vấn… hoặc Cuộc trò chuyện giữa… tạo cho tít có vẻ dài hơn về mặt số lượng âm tiết tiếng Việt, song nhìn về thực chất nó cũng rất cô đọng, súc tích bởi các "từ khóa" cốt lõi thông tin của tiểu phẩm như: Một bà già nô- en

Rùa);… Hay gà và vịt (trong Cuộc trò chuyện giữa gà và vịt), Tên trộm và quan toà (trong Cuộc trò chuyện giữa tên trộm và quan toà);…

Mặc dù có hai hình thức thể hiện là phỏng vấn và cuộc trò chuyện nhưng về thực chất chúng đều là một bởi xuất phát điểm của chúng cùng có người hỏi và người trả lời và đích đến cuối cùng là tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất (theo quan điểm của các nhân vật) cho vấn đề được bàn luận.

Bên cạnh đó, về mặt sáng tạo trong dùng từ ngữ: Lê Thị Liên Hoan thể hiện rõ quan điểm về những cái tít có từ ngữ đơn giản, nêu bật sự xuất hiện của nhân vật chính trong bài. Điều này cũng là điều phù hợp với mô típ thường thấy trong các cuộc phỏng vấn.

2.2.1.3. Thảo Hảo:

So với Lý Sinh Sự và Lê Thị Liên Hoan thì các tít tiểu phẩm của Thảo Hảo có phần tự do hơn. Nó không theo một khuôn mẫu cố định như Lê Thị Liên Hoan, nhưng cũng không thể hiện cái tính trừu tượng, gợi hình ảnh ở "xa một chút" như của Lý Sinh Sự, mà ở Thảo Hảo thường bắt đầu bằng sự xuất hiện cái Tôi tác giả có phần mạnh dạn, táo bạo và thậm chí là bản thân các con chữ thể hiện một sự thách thức gì đó với người khác, với đời hay là một sự kết luận vấn đề như một tuyên ngôn mang tính răn đe ngay từ tít. Chẳng hạn: Nếu tao là nhà nước, Gửi Đoàn của tôi, Lên đường đi các bác, Tôi muốn đời tôi màu gì?, Ai cho mày chê con tao xấu ?, Tôi cũng muốn ăn cắp, Tôi có đủ thuốc ngủ rồi, Không có chồng thì đừng có làm giàu, Học phí trả bằng máu,

Bởi phạm vi đề tài rất rộng lớn nên chuyện gì tác giả cũng có thể nói tới, nói khá sâu và nhiều khi khá đau. Người đọc vô tình lắm cũng thấy đau cùng tác giả khi đối diện với những sự thật đau lòng bị người ta lý giải như chuyện không phải là của mình (Bài : À, ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói, Tư cách con cá, Nếu tao là nhà nước,…). Phải nói tác giả có tài đặt tiêu đề (rút tít) như bỡn cợt ngôn từ, hành văn dễ như chơi, nhưng thỉnh thoảng lại xỉa một cái thí mạng vào thói đời…

Về độ dài các tít, nói chung thường là dài hơn Lý Sinh Sự và nhiều hơn

"từ khoá" của Lê Thị Liên Hoan. Các tít ngắn nhất là 3 âm tiết [(Học cách chết (24.5.2002)] và dài nhất là 10 âm tiết [(À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói! (19.4.2002)].

Và các tít dùng nhiều câu hỏi(?) [Hàng không có biết thương dân? (3.2002); Mì gói, bạn hay thù?(26.7.2002); Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào? (06.01.2004); Biết tin ai bây giờ?(03.5.2002);…] và chấm than (!) : [Lên đường đi các bác!(2003); À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói! (19.4.2002);…

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 74)